Ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu
Hôm rồi nói chuyện với một người bạn lâu rồi không gặp, bạn kêu chuẩn bị mua nhà. "Sẽ vay ngân hàng, chứ có con rồi mà ở nhà thuê tội nghiệp nó quá!". Nghe thiệt là cảm động. Dẫu vậy tôi không đồng ý chút nào.
Nói dông nói dài hay nói ngắn gọn sẽ là không nên mua nhà khi không có đủ tiền. Thế nào là đủ tiền? Đủ để trả toàn bộ số tiền của căn nhà thì quá hay, nhưng nếu phải vay thì làm sao chỉ trả nhiều nhất là 3 đến 5 năm. Thiệt ra bản thân tôi cũng không chắc nếu tôi có đủ tiền để mua nhà, thì tôi sẽ mua nhà, hay là sẽ dùng tiền làm việc khác.
Tôi thấy mua vật dụng thường là rước khổ vào thân. Mua thêm cái quần cái áo, thì mỗi lần giặt đồ lại mệt thêm một chút. Lỡ mà mua đồ tốt, lại sợ hư sợ rách, phải hì hục giặt tay. Mua thêm một món đồ điện tử, thì lại tốn thời gian *chơi* với nó cho đáng của. Lỡ mà mua đồ mới, mỗi lần trầy tróc, rơi rớt đổ bể, lại buồn thúi ruột vì tiếc của. Những cái khổ này chỉ là cỏn con thôi, nhưng mà chú ý là tài sản giá trị càng lớn thì càng khổ nhiều. Thành ra giờ tôi chủ yếu là bán thôi, hạn chế mua sắm ;-).
Quay lại chuyện mua nhà. Tôi nghĩ 90% hoặc hơn bà con mình bây giờ muốn mua nhà thì đều phải vay tiền và trả trong vòng từ 10 đến 15 năm. Nhiều ngân hàng còn không cho vay tiền, bắt buộc phải vay vàng. Khỏi phải nói là số tiền phải trả hàng tháng lúc này sẽ cao hơn rất nhiều so với tiền thuê nhà.
Hậu quả rõ ràng nhất là áp lực lớn hơn rất nhiều! Và áp lực đó sẽ còn kéo dài cả chục năm! Mà trong suốt quãng thời gian đó, có khác gì thuê nhà, khác ở chỗ giá cao hơn rất nhiều, của ông ngân hàng? Không có tiền trả nợ vài tháng là ông ngân hàng sẽ lấy lại nhà, cũng y như đi thuê nhà, có phải vậy không? Có người xem áp lực là động cơ làm việc để trả nợ, nhưng tôi không nghĩ "làm việc để trả nợ" có thể làm cho người ta hạnh phúc. Tự do được làm việc mình thích và say mê mới đem lại hạnh phúc thật sự. Vậy nên câu hỏi đầu tiên là: có đáng không?
"Đáng chứ! Ráng cày trả nợ, rồi sẽ có cái nhà, còn hơn là ở nhà thuê mười mấy năm, xong rốt cuộc không có gì trong tay!"
Đây là suy nghĩ thường thấy của nhiều người. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng hãy thử nghĩ thêm một chút. Câu hỏi đầu tiên của tôi diễn giải ra là: việc sở hữu một căn nhà liệu có đáng để sống không hạnh phúc trong một thời gian dài hay không? Cái hạnh phúc có được căn nhà có đáng hi sinh một quãng thời gian rất dài của tuổi trẻ cho cái mục tiêu "làm việc trả nợ" hay không? Đây là những câu hỏi đáng để suy nghĩ, và những người khác nhau có thể sẽ có những câu trả lời khác nhau; thậm chí cùng một người, nhưng cũng có thể sẽ trả lời khác nhau trong từng quãng đời khác nhau.
Cái tâm lý "ở nhà thuê rốt cuộc cũng trắng tay" chỉ đúng khi người ta nghĩ tài sản của một con người chỉ bao gồm những thứ hàng hóa sờ mó và nhìn thấy được mà thôi. Số tiền góp vào mua căn nhà, có thể dùng để mua nhiều tài sản vô hình khác, mà tôi cho rằng, phần nhiều trong số đó làm cho con người ta hạnh phúc hơn. Ví dụ như?
Mua những trải nghiệm! Chăm sóc người thân! Học một cái gì đó mới và khó! Chinh phục và thay đổi thế giới! Làm từ thiện!
Tôi nghĩ hai vợ chồng sẽ hạnh phúc hơn khi dắt tay nhau đi du lịch khắp nơi trên thế giới, ăn những món ăn lạ lùng nhất ở những nơi lãng mạn nhất, hơn là hì hụi làm ngày làm đêm năm này qua tháng nọ, đến lúc trả xong nợ nhiều khi chẳng còn muốn đi với nhau.
Tôi nghĩ đứa bé cần sự quan tâm chăm sóc của cả ba lẫn mẹ, cần được ăn uống đầy đủ bổ dưỡng, cần được vui chơi giải trí, cần được đầu tư học hành đến nơi đến chốn... hơn là cần một cái nhà. Cái nhà đúng là cần thiệt, nhưng mà nhà thuê vẫn giải quyết được nhu cầu đúng không? Trong khi đó do cần phải tập trung trả tiền mua nhà, liệu ba mẹ có đủ tiền để nuôi dưỡng giáo dục con cái?
Học một cái gì đó mới và khó! Tôi không biết mô tả cái hạnh phúc này như thế nào, đành mượn lời của anh Đàm Thanh Sơn:
Tóm lại, con người ta có nhiều nhu cầu lắm, nhu cầu ở chỉ là một trong số đó mà thôi. Chẳng phải như ông bà đã nói, ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu!
Tôi thấy mua vật dụng thường là rước khổ vào thân. Mua thêm cái quần cái áo, thì mỗi lần giặt đồ lại mệt thêm một chút. Lỡ mà mua đồ tốt, lại sợ hư sợ rách, phải hì hục giặt tay. Mua thêm một món đồ điện tử, thì lại tốn thời gian *chơi* với nó cho đáng của. Lỡ mà mua đồ mới, mỗi lần trầy tróc, rơi rớt đổ bể, lại buồn thúi ruột vì tiếc của. Những cái khổ này chỉ là cỏn con thôi, nhưng mà chú ý là tài sản giá trị càng lớn thì càng khổ nhiều. Thành ra giờ tôi chủ yếu là bán thôi, hạn chế mua sắm ;-).
Quay lại chuyện mua nhà. Tôi nghĩ 90% hoặc hơn bà con mình bây giờ muốn mua nhà thì đều phải vay tiền và trả trong vòng từ 10 đến 15 năm. Nhiều ngân hàng còn không cho vay tiền, bắt buộc phải vay vàng. Khỏi phải nói là số tiền phải trả hàng tháng lúc này sẽ cao hơn rất nhiều so với tiền thuê nhà.
Hậu quả rõ ràng nhất là áp lực lớn hơn rất nhiều! Và áp lực đó sẽ còn kéo dài cả chục năm! Mà trong suốt quãng thời gian đó, có khác gì thuê nhà, khác ở chỗ giá cao hơn rất nhiều, của ông ngân hàng? Không có tiền trả nợ vài tháng là ông ngân hàng sẽ lấy lại nhà, cũng y như đi thuê nhà, có phải vậy không? Có người xem áp lực là động cơ làm việc để trả nợ, nhưng tôi không nghĩ "làm việc để trả nợ" có thể làm cho người ta hạnh phúc. Tự do được làm việc mình thích và say mê mới đem lại hạnh phúc thật sự. Vậy nên câu hỏi đầu tiên là: có đáng không?
"Đáng chứ! Ráng cày trả nợ, rồi sẽ có cái nhà, còn hơn là ở nhà thuê mười mấy năm, xong rốt cuộc không có gì trong tay!"
Đây là suy nghĩ thường thấy của nhiều người. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng hãy thử nghĩ thêm một chút. Câu hỏi đầu tiên của tôi diễn giải ra là: việc sở hữu một căn nhà liệu có đáng để sống không hạnh phúc trong một thời gian dài hay không? Cái hạnh phúc có được căn nhà có đáng hi sinh một quãng thời gian rất dài của tuổi trẻ cho cái mục tiêu "làm việc trả nợ" hay không? Đây là những câu hỏi đáng để suy nghĩ, và những người khác nhau có thể sẽ có những câu trả lời khác nhau; thậm chí cùng một người, nhưng cũng có thể sẽ trả lời khác nhau trong từng quãng đời khác nhau.
Cái tâm lý "ở nhà thuê rốt cuộc cũng trắng tay" chỉ đúng khi người ta nghĩ tài sản của một con người chỉ bao gồm những thứ hàng hóa sờ mó và nhìn thấy được mà thôi. Số tiền góp vào mua căn nhà, có thể dùng để mua nhiều tài sản vô hình khác, mà tôi cho rằng, phần nhiều trong số đó làm cho con người ta hạnh phúc hơn. Ví dụ như?
Mua những trải nghiệm! Chăm sóc người thân! Học một cái gì đó mới và khó! Chinh phục và thay đổi thế giới! Làm từ thiện!
Tôi nghĩ hai vợ chồng sẽ hạnh phúc hơn khi dắt tay nhau đi du lịch khắp nơi trên thế giới, ăn những món ăn lạ lùng nhất ở những nơi lãng mạn nhất, hơn là hì hụi làm ngày làm đêm năm này qua tháng nọ, đến lúc trả xong nợ nhiều khi chẳng còn muốn đi với nhau.
Tôi nghĩ đứa bé cần sự quan tâm chăm sóc của cả ba lẫn mẹ, cần được ăn uống đầy đủ bổ dưỡng, cần được vui chơi giải trí, cần được đầu tư học hành đến nơi đến chốn... hơn là cần một cái nhà. Cái nhà đúng là cần thiệt, nhưng mà nhà thuê vẫn giải quyết được nhu cầu đúng không? Trong khi đó do cần phải tập trung trả tiền mua nhà, liệu ba mẹ có đủ tiền để nuôi dưỡng giáo dục con cái?
Học một cái gì đó mới và khó! Tôi không biết mô tả cái hạnh phúc này như thế nào, đành mượn lời của anh Đàm Thanh Sơn:
Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên mình thực sự hiểu được cơ học lượng tử là lúc tôi học năm thứ 3 đại học. Sau đó trong một vài ngày, tôi đi ngoài đường với trạng thái lâng lâng, nhìn những khuôn mặt của những người đi trên đường và nghĩ: những con người kia phần lớn là những người bất hạnh, vì họ cũng như mình vài ngày trước đây không hiểu gì về bản chất lượng tử của thế giới. Cảm giác đó đã qua từ lâu, nhưng tôi nghĩ trong tương lai gần, nếu không phải là ngay bây giờ, một con người được giáo dục toàn diện phải biết những khái niệm cơ bản của cơ học lượng tử, cũng như ai cũng biết đến ba định luật của Newton, hay nguồn gốc phân tử của tính di truyền. Đó là vì không biết các định luật lượng tử thì khó thưởng thức được một phần cái Đẹp của thế giới quanh ta, cái đẹp ở mức nguyên tử.
Làm từ thiện! Ai cũng biết đem lại niềm vui hạnh phúc cho người khác chính là đem lại hạnh phúc niềm vui cho chính bản thân mình. Chinh phục và thay đổi thế giới! Đương nhiên là hạnh phúc, và đương nhiên là không thể làm được nếu bị ràng buộc bởi cái rào cản "làm việc để trả nợ". Cần tự do!
Công bằng mà nói, đối với nhiều người mua một cái nhà là một trải nghiệm và cũng là một cách chăm sóc người thân của họ. Những lý do hết sức chính đáng và đáng được tôn trọng. Câu hỏi thứ hai là: liệu người thân của bạn có thật sự hạnh phúc khi thấy bạn phải làm việc vất vả cực nhọc để mua cho họ một cái nhà?
Tóm lại, con người ta có nhiều nhu cầu lắm, nhu cầu ở chỉ là một trong số đó mà thôi. Chẳng phải như ông bà đã nói, ăn thì nhiều chứ ở bao nhiêu!
Comments
- Việc có nhà có thể tiếp bạn bè, khách quý, người thân dễ hơn cho những bàn tính sự nghiệp.
- An cư thì mới lạc nghiệp, người trong cuộc sẽ phải lo lắng chu đáo hơn suy nghĩ của bạn đó.
- Sao người ta đi mua nhà mà bạn nói là bán tới bán lui, như vậy là cấm kỵ pác ơi.
Con người ta có nhiều thứ nhu cầu, như trong tháp nhu cầu Markov thì nhu cầu nhà ở chắc là nằm ở mức hai Safety/Security.
Nhưng không phải cứ thỏa mãn một nhu cầu thì người ta có thể bước lên phía trên. Khi có nhà rồi người ta lại muốn có thêm một cái nữa, nhiều nhà rồi thì lại muốn xe đẹp v.v...
Tôi nhớ truyện "Tình yêu cuộc sống" của Jack London, một anh chàng suýt chết đói thì luôn tìm cách giấu thức ăn quanh giường ngay cả khi đã ăn no, mập mạp.
Nhưng cũng có những người có thể bước nhanh qua những nhu cầu cơ bản. Ăn no là đủ, ngủ ngon là xong :) Khi đó người ta có thể theo đuổi những nhu cầu ở mức cao hơn.
Tốt hay không tốt có lẽ phụ thuộc vào từng người, từng cá tính, từng hoàn cảnh.
Nhưng nếu mua nhà thì như anh Thái nói vậy, sẽ rất nhiều điều ưu phiền.
Em nghĩ, có thể vẫn giữ ý định mua nhà, nhưng không phải là mua ngay, mà sẽ tìm kiếm cơ hội kiếm 1 món tiền lớn nào đó, khi nào đủ tiền sẽ tính đến việc mua nhà. Kiếm 1 số tiền lớn trong 1 thời gian ngắn không phải là không thể. Có 1 người đàn ông làm việc suốt 30 năm được 1 khoản tiền khá lớn, sau đó ông phá sản, nhưng cuối cùng ông trở thành triệu phú chỉ trong vòng 5 năm sau đó, điều mà suốt 30 năm ông không làm được.
Có điều về sau này mình cũng nhận ra là mỗi người chúng ta có một ước mơ và nhu cầu khác nhau. Như ba mình ngày nhỏ từng sống trong một ngôi nhà bên sông. Về sau này nhà đó vì chiến tranh mà mất. Cả đời ông vì vậy cứ ước ao mua lại được một ngôi nhà bên sông như ngày cũ.
Ý mình là những điều làm cho chúng ta hạnh phúc và cảm thấy yên ổn có lẽ thì khác nhau nhiều lắm. Và mình tôn trọng tất cả mọi thể loại ước mơ :). Cũng giống như mình cũng muốn người khác tôn trọng ước mơ lang thang mây gió của mình.
chị Hương
Sẽ cố gắng đọc nhiều, viết nhiều để có thể tiếp tục truyền lại những điều hay trên blog này cho những người bạn khác :)