Posts

Showing posts from 2019

Siêu trí tuệ: tìm số nguyên tố hay là tăng minh bạch cho ngành đánh đề

Image
Tôi mới xem chương trình Siêu trí tuệ Việt Nam tập 7. Ban tổ chức cho một ma trận 1380 số, trong đó có 7 số nguyên tố. Có 4 số nguyên tố sẽ tạo thành cặp 2 đường thẳng vuông góc. Người chơi phải tìm ra chỗ giao nhau của hai đường thẳng này, hình như không giới hạn thời gian. Thử thách này nghe qua thì thấy khó, nhưng xem kỹ thì không phải vậy. Người chơi không cần phải kiểm thử 1380 số mà có thể sử dụng mẹo/thuật toán để nhanh chóng loại bỏ hợp số và khoanh vùng vị trí của số bí mật. Ban tổ chức dùng nhiều hiệu ứng khiến người coi có cảm giác ma trận số được chọn ngẫu nhiên, nhưng, không biết vì vô tình hay vì thiếu... trí tuệ, họ đã chọn một đề bài dễ hơn rất nhiều. Tôi nhẩm tính (xem bên dưới) thì thấy đối với đề bài mà ban tổ chức đã ra, để tìm được số bí mật người chơi chỉ cần kiểm thử cỡ 44 trong tổng số 1380 số, tức là độ khó của bài toán này chỉ bằng 1/30 so với cảm nhận ban đầu. Để kiểm thử một số thì chỉ cần kiến thức cấp 2, mất trung bình 30 giây. Tôi nghĩ sẽ mất chừn

Cần có đại biểu trong Quốc hội cho Việt Kiều

Tạp chí Quê Hương dẫn lời ông Lương Thanh Nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cho biết hiện tại có khoảng 4,5 triệu Việt Kiều [1]. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank), lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2019 có thể đạt 16,7 tỉ USD, chiếm khoảng 6,4% GDP [2]. Số lượng du học sinh Việt Nam đông đảo và tăng nhanh, chỉ riêng Mỹ và Canada là gần 45.000 người [3][4]. Ba trong số năm tỉ phú USD của Việt Nam từng là du học sinh, chưa kể rất nhiều lãnh đạo Chính phủ và các tập đoàn kinh tế đều đã từng là người Việt Nam ở nước ngoài. Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên đến nhờ anh chị em chúng tôi ở Silicon Valley tư vấn về đường hướng phát triển khoa học công nghệ. Giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư Nguyễn Thục Quyên, giáo sư Đàm Thanh Sơn, giáo sư Vũ Hà Văn, tiến sĩ Lê Viết Quốc, v.v. những nhà khoa học người Việt nổi tiếng thế giới đều đã và đang sống ở nước ngoài. Tôi dẫn những con số, những tên tuổi này ra để nói một chuyện mà ai cũng đã b

Thư ngỏ Tôi và Sứ quán

Image
(chép từ https://toivasuquan.org ) Kính gửi:  - Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ - Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Đồng kính gửi: - Các cơ quan truyền thông, báo chí Tôi là Dương Ngọc Thái, kỹ sư phần mềm, đang sống và làm việc ở Silicon Valley. Tôi viết thư này đầu tiên là để giới thiệu với quý vị tấm nhiệt đồ bên dưới, nhìn thì đơn giản nhưng lại chứa trong nó biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, bức xúc và uất ức của người Việt ở hải ngoại. Gần nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, người Việt đã di cư ra khắp thế giới. Những điểm tô màu là nơi có nhiều người Việt, cũng là nơi có Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam. Nơi tôi sống có Tổng Lãnh sự quán San Francisco, trên nhiệt đồ đây là điểm nóng nhất, với vòng tròn to nhất và đỏ nhất. Nhìn xuyên qua bờ đông nước Mỹ sẽ thấy một vòng tròn to và đỏ không kém ở khu vực Washington DC của Đại sứ quán Việt Nam. N

The Internet of Broken Protocols: Showcase #8

(complete list of showcases: https://vnhacker.blogspot.com/search/label/The%20Internet%20of%20Broken%20Protocols ) In cryptography, a construction consisting of multiple encryption algorithms in a sequential order is called a cascade. For example, TripleSec by Keybase encrypts data with XSalsa20 then AES in counter mode. Contrary to popular belief, cascading may not always improve security. Matthew Green wrote a nice blog post explaining why. In this showcase, you're asked to analyze a cascade of MAC and digital signature algorithms. Please send your solutions to thaidn@gmail.com. -- The Hooli Photos app wanted to protect the integrity of media files stored in SSD card. Initially, they used GMAC (the MAC of AES-GCM) with a secret key. Later on, the requirement was changed. They wanted other apps to be able to verify the integrity of the media files produced by the Photos app.  Toward that end, they applied a digital signature on top of the existing MAC, and settled on t

Làm mạng xã hội để làm gì?

Ngày Google+ sập tiệm, bạn tôi nhắn tin hỏi không biết bao giờ mới tới lượt Việt+. Hỏi phong long vậy thôi, ai ngờ bây giờ Ban Tuyên giáo TW lại đẻ ra mạng VCNet. Tôi đoán Vờ Cờ nghĩa là Việt Cộng, một cái tên đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng nghe đồn ban đâu tên là Vờ Cờ Lờ, nhưng sau đó, vì cái Lờ đã bị cấm ở Việt Nam, thế là chỉ còn lại Vờ Cờ. Tôi không có số điện thoại để đăng ký dùng thử, nhưng xem review trên Yahoo! Answers thì thấy có rất nhiều sáng kiến độc đáo. Chẳng hạn như người dùng Vờ Cờ không kết bạn, mà kết đồng chí, khi nào đau bụng có thể dìu nhau vào nhà nghỉ cởi đồ nằm ôm nhau cho ấm. Chính Hữu đã viết rồi còn gì, "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Đồng chí!". Với lợi thế sân nhà, mạng Vờ Cờ còn tích hợp rất sâu, hun hút luôn, với các dịch vụ chính phủ điện tử. Nhân dân cần lao có thể nhắn tin trực tiếp cho công an phường, chỉ bằng cách viết lên tường nhà. Muốn gì cứ viết lên đó, mai phường sẽ xuống giải quyết luôn, thuận tiện đến thế là cùng. Điều

Tẩy chay sứ quán San Francisco

"If you see fraud and do not say fraud, you are a fraud." --Taleb Chính phủ Việt Nam muốn thu hút người Việt Nam ở nước ngoài thì trước tiên cần phải xử lý triệt để nạn tham nhũng vặt ở các sứ quán. Nhóm Tôi và Sứ Quán trên Facebook đã ghi lại rất nhiều trường hợp sứ quán nhũng nhiễu, đòi thêm tiền khi bà con làm giấy tờ. Cách đây 5 năm họ  gửi thư ngỏ cho Chính phủ Việt Nam  và năm ngoái làm một petition , nhưng đến giờ mọi thứ vẫn như cũ, ít nhất là ở sứ quán San Francisco (SF), nơi tôi sinh sống. Giá chính thức làm hộ chiếu do Chính phủ công bố là $70 , nhưng sứ quán San Francisco vui thì đòi $120, buồn thì đòi $170, không vui không buồn thì cũng ngâm hồ sơ cả tháng (tôi không biết quy định chính thức là phải trả lời trong bao nhiêu ngày, tìm trên mạng không thấy). Sứ quán là bộ mặt của Chính phủ, mà hỡi ôi Chí Phèo cũng phải chào thua kỹ nghệ rạch mặt ăn tiền của sứ quán San Francisco. Ngay như hôm nay, tôi nhận được email như thế này từ một người quen (tôi s

Podcast Công nghệ 4.04

Huân với tôi vừa mang nặng đẻ đau ra một podcast , bàn về khoa học công nghệ, mời bà con thưởng thức và cho ý kiến ;-). Số đầu tiên có tên là Chiếu Bí iPhone . Bạn có thể nghe trực tiếp bên dưới (nhấn nút play), tải về hoặc đăng ký nghe (Subscribe) bằng iTunes, Google Play, Pocket Cast, Spotify hoặc bất cứ công cụ xem tin tức nào mà bạn hay dùng. Đây là bản beta, còn nhiều thiếu sót, rất hi vọng sẽ được mọi người đóng góp ý kiến. Chiếu bí iPhone. Your browser does not support playing the file here. Please download the file: OGG or MP3

On studying mathematics

Image
(I used Google Translate to translate my own article from Vietnamese . It works surprisingly well. Another reason to learn math!) A wall in my office is used as a board. On it are always chattering math symbols. The problems written there are not complicated, freshman students can understand, but sometimes the solution affects the safety of hundreds of millions of Internet users. In this room, no one asked why studying math, because everyone understood that one cannot do much without math. I like to study math from a young age, but I'm not good at math. I was deemed “gifted in mathematics” in secondary school, but in grade 9, I failed the entrance test to a specialized math class in high school. In the 10th grade, I still tried to study math by myself, borrowing notebooks from friends and other people who attend the aforementioned class. There’s a famous math magazine in my country called Mathematics and Youth of which I was a regular reader. In each issue the magazi

Học toán để làm gì?

Image
Một vách phòng làm việc của tôi được dùng làm bảng. Trên đó lúc nào cũng chi chít các ký hiệu toán học. Các bài toán viết ở đấy không phức tạp, sinh viên năm nhất có thể hiểu được, nhưng đôi khi lời giải lại ảnh hưởng đến sự an toàn của hàng trăm triệu người dùng Internet. Trong căn phòng này, không ai hỏi học toán để làm gì, vì ai cũng hiểu không học toán thì không làm được gì cả. Tôi thích học toán từ nhỏ, nhưng không giỏi toán. Tôi học chuyên toán cấp 2, đến lớp 9 thi rớt chuyên toán cấp 3. Năm lớp 10 tôi vẫn cố gắng tự học, mượn tập vở của bạn học chuyên toán về xem và vẫn siêng giải bài gửi cho tạp chí Toán học và Tuổi Trẻ. Nếu ai có lời giải hay và đẹp thì sẽ được nêu tên. Tôi còn nhớ bạn Trần Vĩnh Hưng, số nào cũng có tên. Gần đây tôi mới biết Hưng đã là giáo sư toán ở Mỹ. Tôi được nêu tên một lần, không phải trên tạp chí, mà là một ông thầy dạy toán nêu tên trước trường như một tấm gương... chịu khó gửi bài cho tạp chí, mặc dù chưa bao giờ được nêu tên. Giữa năm lớp 1