Chạm dây thần kinh số 7
Tối qua ngủ mà mép trái miệng cứ giật giật, cứ sợ sáng dậy sẽ bị "méo hình mất tiếng". Sáng dậy đi làm vẫn còn, giờ ngồi gõ mấy chữ này lâu lâu miệng lại giật giật. Tìm lòng vòng thì thấy người ta nói dây thần kinh số 7 bị chạm, do mệt mỏi, căng thẳng, lo âu... Mai đi khám rồi sẽ biết, nhưng mà có vẻ người ta nói cũng đúng, mấy ngày nay tôi thấy mệt mỏi, buồn và đôi khi cũng giận dữ, muốn trả đũa vì những chuyện mà người khác gây ra cho tôi.
Những lúc như thế này, tôi thường nhớ đến một ý tưởng của Đức Phật. Đức Phật nói rằng ông yêu thương hết tất cả chúng sanh, và Phật giáo cũng khuyên chúng ta phải yêu thương hết tất cả chúng sanh. Bất kể người ta làm gì Đức Phật, Đức Phật cũng sẽ thương yêu họ. Nhưng mà tại sao? Tôi không nhớ Đức Phật có giảng giải về câu hỏi này. Chắc hẳn Phật giáo có giải thích, và có lẽ lúc mà tôi nghe qua về giải thích đó, tôi thấy nó không phù hợp với những cái mà tôi tin tưởng nên tôi không nhớ.
Thông thường với những câu hỏi thế này, tôi sẽ cho vào một cái giỏ, những lúc rảnh rỗi lại đem một hai cái ra ngồi nghĩ, nghĩ đến chừng nào thông suốt hiểu rõ thì mới thôi. Hiểu rõ chưa chắc đã là đồng ý, nhưng mà hiểu rõ những ý tưởng thú vị thì lúc nào cũng sướng. Có một điều trùng hợp lạ lùng là mặc dầu tôi không cố ý tìm hiểu Phật giáo, nhưng mà một hai năm gần đây, những điều thú vị mà tôi ngộ ra được đều có liên quan hoặc đã được Phật giáo nói đến từ rất lâu.
Tôi nghĩ về câu hỏi tại sao ở trên trong một thời gian dài. Tôi thấy có một số giải thích dựa vào luân hồi, rằng Đức Phật thương yêu tất cả chúng sanh vì ngài hiểu rằng cả thảy đều là cha là mẹ của chúng ta từ muôn vạn kiếp trước. Tôi không tin vào luân hồi, nhưng tôi tin vào nhân quả và tôi nghĩ Đức Phật thương yêu tất cả chúng ta vì ngài thấy cả lũ chúng ta còn quá u mê, không hiểu cái sức mạnh bao trùm vũ trụ của luật nhân quả.
Ngài biết rằng phàm ai làm chuỵện ác, làm chuyện xấu, gieo nghiệp thì sớm muộn gì họ cũng sẽ phải lãnh quả báo cho những việc làm của họ. Đức Phật hiểu rõ luật nhân quả, nhưng ngài vẫn không thể thay đổi được luật nhân quả. Ai làm thì nấy chịu, ai tu thì nấy hưởng. Bao đời nay Đức Phật và Phật giáo cũng chỉ muốn truyền dạy những điều đơn giản như thế này mà thôi.
Ví dụ ngày hôm nay tôi nguyền rủa một ai đó, Đức Phật biết rằng rồi chính tôi sẽ phải trả giá cho việc làm đó của tôi, nên ngài thương tôi rồi sẽ phải chịu đau chịu khổ. Giống như ba mẹ thương con cái vô điều kiện, cầm lòng không đặng khi thấy con mình chịu đau chịu khổ, bất kể nó đã làm sai làm trái gì trước đó.
---
Miệng vẫn còn giật giật, nghĩa là tôi chưa làm được như Đức Phật, nhưng tôi sẽ cố gắng vậy. Cuối cùng rồi thương yêu người khác, dẫu họ là ai, có làm gì sai trái với ta không, cũng chính là thương yêu chính bản thân ta.
Những lúc như thế này, tôi thường nhớ đến một ý tưởng của Đức Phật. Đức Phật nói rằng ông yêu thương hết tất cả chúng sanh, và Phật giáo cũng khuyên chúng ta phải yêu thương hết tất cả chúng sanh. Bất kể người ta làm gì Đức Phật, Đức Phật cũng sẽ thương yêu họ. Nhưng mà tại sao? Tôi không nhớ Đức Phật có giảng giải về câu hỏi này. Chắc hẳn Phật giáo có giải thích, và có lẽ lúc mà tôi nghe qua về giải thích đó, tôi thấy nó không phù hợp với những cái mà tôi tin tưởng nên tôi không nhớ.
Thông thường với những câu hỏi thế này, tôi sẽ cho vào một cái giỏ, những lúc rảnh rỗi lại đem một hai cái ra ngồi nghĩ, nghĩ đến chừng nào thông suốt hiểu rõ thì mới thôi. Hiểu rõ chưa chắc đã là đồng ý, nhưng mà hiểu rõ những ý tưởng thú vị thì lúc nào cũng sướng. Có một điều trùng hợp lạ lùng là mặc dầu tôi không cố ý tìm hiểu Phật giáo, nhưng mà một hai năm gần đây, những điều thú vị mà tôi ngộ ra được đều có liên quan hoặc đã được Phật giáo nói đến từ rất lâu.
Tôi nghĩ về câu hỏi tại sao ở trên trong một thời gian dài. Tôi thấy có một số giải thích dựa vào luân hồi, rằng Đức Phật thương yêu tất cả chúng sanh vì ngài hiểu rằng cả thảy đều là cha là mẹ của chúng ta từ muôn vạn kiếp trước. Tôi không tin vào luân hồi, nhưng tôi tin vào nhân quả và tôi nghĩ Đức Phật thương yêu tất cả chúng ta vì ngài thấy cả lũ chúng ta còn quá u mê, không hiểu cái sức mạnh bao trùm vũ trụ của luật nhân quả.
Ngài biết rằng phàm ai làm chuỵện ác, làm chuyện xấu, gieo nghiệp thì sớm muộn gì họ cũng sẽ phải lãnh quả báo cho những việc làm của họ. Đức Phật hiểu rõ luật nhân quả, nhưng ngài vẫn không thể thay đổi được luật nhân quả. Ai làm thì nấy chịu, ai tu thì nấy hưởng. Bao đời nay Đức Phật và Phật giáo cũng chỉ muốn truyền dạy những điều đơn giản như thế này mà thôi.
Ví dụ ngày hôm nay tôi nguyền rủa một ai đó, Đức Phật biết rằng rồi chính tôi sẽ phải trả giá cho việc làm đó của tôi, nên ngài thương tôi rồi sẽ phải chịu đau chịu khổ. Giống như ba mẹ thương con cái vô điều kiện, cầm lòng không đặng khi thấy con mình chịu đau chịu khổ, bất kể nó đã làm sai làm trái gì trước đó.
---
Miệng vẫn còn giật giật, nghĩa là tôi chưa làm được như Đức Phật, nhưng tôi sẽ cố gắng vậy. Cuối cùng rồi thương yêu người khác, dẫu họ là ai, có làm gì sai trái với ta không, cũng chính là thương yêu chính bản thân ta.
Comments
(copyleft @Tào Lao, em họ Tào Tháo)
http://www.phatam.com/video/thich-chan-quang/nhan-qua-hoc-vtv2-luat-nhan-qua-video_1d9f34446.html