dễ hoặc đúng
hôm nay vô tình thấy lại một bài mà tôi đã viết cách đây đúng 3 năm. có lẽ bây giờ không còn đủ can đảm để viết những dòng như thế này nữa. hồi đó viết để trách móc và "khích tướng" một người bạn thân, còn hôm nay gửi lại đây để tự răn mình và xem như là một quyết tâm cho năm mới.
---
dễ hoặc đúng
sống ở đời tạo dựng được uy tín là đã khó, giữ được uy tín đó lại càng khó hơn, vậy mà sao bạn lại toàn hứa rồi không làm? rồi bạn hỏi: sao không ai tin tưởng bạn hết?! sao mà tin tưởng cho được khi mà ngay cả những chuyện lặt vặt bạn cũng thất hứa.
nghe đồn bạn mới tốn vài chục chai lo cho công an để đổi sang họ Hứa. hay là họ Lơ? tự bạn rất giỏi chơi trò Lơ, tưởng như cứ lơ một thời gian là người ta sẽ quên. đúng là người ta quên lời bạn hứa thật, nhưng tất cả đều nhớ: đừng có tin thằng này nữa.
tại sao khi tuyển người, người ta thường yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc, mặc dù có thể đó không phải là kinh nghiệm trong ngành mà họ đang tuyển? bởi người có kinh nghiệm thường có cách ứng xử đúng mực khi tham gia vào một môi trường làm việc tập thể.
chẳng hạn như: khi được giao việc, nếu làm được, thì họ sẽ nhận, không làm được thì sẽ từ chối. từ chối không có nghĩa là dở, mà là biểu hiện của việc biết lượng sức mình. vả lại nó cũng giúp cho người giao việc đỡ mất thời gian chờ đợi một người không có khả năng.
nếu nhận việc, họ sẽ làm cho xong và đúng hạn, bởi đó là trách nhiệm và uy tín của họ. không hề (và không thể) có chuyện lơ và hi vọng người ta sẽ quên. cũng sẽ không có chuyện "bỏ trốn", gọi điện thoại không nhấc máy, lấy lý do hết sức hèn là bận (ăn hay ngủ?) hay là không thấy điện thoại.
giữ lời hứa, ngoài trách nhiệm với người được hứa, còn là trách nhiệm với chính bản thân bạn. làm sao có thể sống một cuộc sống vô kỷ luật, không có nguyên tắc và luôn luôn thỏa hiệp một cách lười biếng như thế?
àh có, bạn có thể sống như thế, khi bạn còn nhỏ. chẳng ai yêu cầu một đứa bé 3-4 tuổi phải giữ lời hứa cả. lớn lên một chút, đi học, nếu cô giao bài tập khó quá, bạn có thể lăn ì ra khóc lóc, mà sẽ không có ai đuổi việc hay là trừ tiền thưởng của bạn.
cứ thất hứa với người khác hoài, rồi bạn bắt đầu thất hứa với chính bản thân mình, mà không hề cảm thấy xấu hổ hay tội lỗi. làm gì bạn cũng hẹn: "để mai làm", "để sau Tết", "để chừng nào rảnh rảnh"... rồi ngày cũng qua, Tết cũng hết, mà bạn vẫn chưa "rảnh" để lo cho chính tương lai của bạn.
những lời hứa, những dự định, những ước mơ, những hoài bão... nếu không thực hiện ngay bây giờ, thì bao giờ? hãy nhớ rằng: thời điểm tốt nhất để làm một việc gì đó là cách đây 5-10 năm, thời điểm tốt thứ hai chính là ngay lúc này.
đời người nhắm mắt lại chưa biết có còn dịp mở mắt ra nữa không. cuộc đời có bao lâu mà sao bạn lại hững hờ đến thế? nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ!
nhưng bạn vẫn đang sống khỏe, vẫn có cơm ăn áo mặc ngon lành, vẫn dư dả tiền bạc? àh nếu đây là cuộc sống bạn muốn sống, thì hãy tiếp tục. bạn đã sống được (hay là được sống) như thế từ lúc mới sinh ra rồi, chẳng cần phải cố gắng gì nữa đâu.
cuộc đời là thế, lúc nào cũng có hai lựa chọn: dễ hoặc đúng.
---
dễ hoặc đúng
sống ở đời tạo dựng được uy tín là đã khó, giữ được uy tín đó lại càng khó hơn, vậy mà sao bạn lại toàn hứa rồi không làm? rồi bạn hỏi: sao không ai tin tưởng bạn hết?! sao mà tin tưởng cho được khi mà ngay cả những chuyện lặt vặt bạn cũng thất hứa.
nghe đồn bạn mới tốn vài chục chai lo cho công an để đổi sang họ Hứa. hay là họ Lơ? tự bạn rất giỏi chơi trò Lơ, tưởng như cứ lơ một thời gian là người ta sẽ quên. đúng là người ta quên lời bạn hứa thật, nhưng tất cả đều nhớ: đừng có tin thằng này nữa.
tại sao khi tuyển người, người ta thường yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc, mặc dù có thể đó không phải là kinh nghiệm trong ngành mà họ đang tuyển? bởi người có kinh nghiệm thường có cách ứng xử đúng mực khi tham gia vào một môi trường làm việc tập thể.
chẳng hạn như: khi được giao việc, nếu làm được, thì họ sẽ nhận, không làm được thì sẽ từ chối. từ chối không có nghĩa là dở, mà là biểu hiện của việc biết lượng sức mình. vả lại nó cũng giúp cho người giao việc đỡ mất thời gian chờ đợi một người không có khả năng.
nếu nhận việc, họ sẽ làm cho xong và đúng hạn, bởi đó là trách nhiệm và uy tín của họ. không hề (và không thể) có chuyện lơ và hi vọng người ta sẽ quên. cũng sẽ không có chuyện "bỏ trốn", gọi điện thoại không nhấc máy, lấy lý do hết sức hèn là bận (ăn hay ngủ?) hay là không thấy điện thoại.
giữ lời hứa, ngoài trách nhiệm với người được hứa, còn là trách nhiệm với chính bản thân bạn. làm sao có thể sống một cuộc sống vô kỷ luật, không có nguyên tắc và luôn luôn thỏa hiệp một cách lười biếng như thế?
àh có, bạn có thể sống như thế, khi bạn còn nhỏ. chẳng ai yêu cầu một đứa bé 3-4 tuổi phải giữ lời hứa cả. lớn lên một chút, đi học, nếu cô giao bài tập khó quá, bạn có thể lăn ì ra khóc lóc, mà sẽ không có ai đuổi việc hay là trừ tiền thưởng của bạn.
cứ thất hứa với người khác hoài, rồi bạn bắt đầu thất hứa với chính bản thân mình, mà không hề cảm thấy xấu hổ hay tội lỗi. làm gì bạn cũng hẹn: "để mai làm", "để sau Tết", "để chừng nào rảnh rảnh"... rồi ngày cũng qua, Tết cũng hết, mà bạn vẫn chưa "rảnh" để lo cho chính tương lai của bạn.
những lời hứa, những dự định, những ước mơ, những hoài bão... nếu không thực hiện ngay bây giờ, thì bao giờ? hãy nhớ rằng: thời điểm tốt nhất để làm một việc gì đó là cách đây 5-10 năm, thời điểm tốt thứ hai chính là ngay lúc này.
đời người nhắm mắt lại chưa biết có còn dịp mở mắt ra nữa không. cuộc đời có bao lâu mà sao bạn lại hững hờ đến thế? nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ!
nhưng bạn vẫn đang sống khỏe, vẫn có cơm ăn áo mặc ngon lành, vẫn dư dả tiền bạc? àh nếu đây là cuộc sống bạn muốn sống, thì hãy tiếp tục. bạn đã sống được (hay là được sống) như thế từ lúc mới sinh ra rồi, chẳng cần phải cố gắng gì nữa đâu.
cuộc đời là thế, lúc nào cũng có hai lựa chọn: dễ hoặc đúng.
Comments
Cảm ơn anh DNT nhiều!
Lang thang và lạc vào blog của A. Câu này có lẽ hay nhất bài :)
Cảm ơn anh Thái đã chia sẽ :D