Đoàn Văn Vươn, Tim Cook và dân chủ
Sáng nay Tim Cook, giám đốc điều hành Apple, công bố lá thư gửi khách hàng ở địa chỉ http://www.apple.com/customer-letter/.
Tóm tắt vầy: cách đây vài tháng ở California có xảy ra một vụ giết người hàng loạt. Hai vợ chồng được cho là có liên hệ với ISIS xả súng giết chết mười mấy mạng người. Cả hai sau đó đều bị cảnh sát bắn chết. Thằng chồng sử dụng điện thoại iPhone 5C, có khóa bảo vệ màn hình. Cảnh sát liên bang Mỹ muốn đọc dữ liệu trong điện thoại nên yêu cầu Apple hỗ trợ bằng chỉnh sửa lại phần mềm trên iOS, tạo ra một phiên bản đặc biệt có thể giúp phá khóa. Có nhiều điều lý thú về mặt kỹ thuật, ai quan tâm có thể xem bài http://blog.trailofbits.com/2016/02/17/apple-can-comply-with-the-fbi-court-order/. Ở đây tôi muốn nói đến một khía cạnh khác.
FBI không ngang nhiên yêu cầu Apple phải làm theo ý họ, mà dựa vào một điều luật lâu đời, từ thế kỷ 18, quy định các công ty và các nhân ở Mỹ phải hỗ trợ chính phủ thực thi pháp luật. FBI diễn dịch "hỗ trợ" theo nghĩa rộng, bao gồm chuyện phải chỉnh sửa sản phẩm như đã nói. Apple không đồng ý, hai bên đem nhau ra tòa. Tòa liên bang phán FBI thắng, buộc Apple phải làm theo yêu cầu của FBI.
Chuyện này gợi cho tôi nhớ đến Đoàn Văn Vươn. Chính quyền Việt Nam cũng yêu cầu Đoàn Văn Vươn làm một việc mà ông ấy cho rằng vô lý, hai bên thưa nhau ra tòa, ông Vươn thua và sau đó đã chống trả bằng vũ lực khi chính quyền đến cưỡng chế đất của ông ấy. Thay vì chuẩn bị súng ống đối phó với chính quyền, Tim Cook viết thư gửi khách hàng. Sở dĩ Tim Cook có thể chọn giải pháp nhẹ nhàng như vầy, vì trong một thể chế dân chủ chính quyền không thể đứng trên hiến pháp và hiến pháp phải bảo vệ quyền lợi của người dân.
Lá thư của Tim Cook là một cảnh báo. Tim Cook muốn báo cho khách hàng của Apple biết rằng chính quyền đang có một đòi hỏi vô lý, tạo ra tiền lệ nguy hiểm ảnh hưởng đến quyền riêng tư của nhiều người dân Mỹ, vốn được hiến pháp bảo đảm. Apple đã làm hết sức mình, nhưng vẫn không thay đổi được gì, họ chỉ còn cách giải thích cho người dân Mỹ biết chuyện gì đang diễn ra, biến vấn đề này thành một cuộc tranh luận đại chúng, người dân tự quyết định sẽ ủng hộ ai.
Luật pháp có thể bị thay đổi, nếu đại đa số dân chúng tin rằng luật đã lỗi thời. Chính quyền có thể bị thay thế, nếu đại đa số dân chúng tin rằng chính quyền không vì quyền lợi của họ. Một thể chế dân chủ cho phép thay đổi luật pháp và thay đổi chính quyền bằng những lá thư như của Tim Cook, thay vì bằng súng tự chế và bom xăng như của Đoàn Văn Vươn.
Tóm tắt vầy: cách đây vài tháng ở California có xảy ra một vụ giết người hàng loạt. Hai vợ chồng được cho là có liên hệ với ISIS xả súng giết chết mười mấy mạng người. Cả hai sau đó đều bị cảnh sát bắn chết. Thằng chồng sử dụng điện thoại iPhone 5C, có khóa bảo vệ màn hình. Cảnh sát liên bang Mỹ muốn đọc dữ liệu trong điện thoại nên yêu cầu Apple hỗ trợ bằng chỉnh sửa lại phần mềm trên iOS, tạo ra một phiên bản đặc biệt có thể giúp phá khóa. Có nhiều điều lý thú về mặt kỹ thuật, ai quan tâm có thể xem bài http://blog.trailofbits.com/2016/02/17/apple-can-comply-with-the-fbi-court-order/. Ở đây tôi muốn nói đến một khía cạnh khác.
FBI không ngang nhiên yêu cầu Apple phải làm theo ý họ, mà dựa vào một điều luật lâu đời, từ thế kỷ 18, quy định các công ty và các nhân ở Mỹ phải hỗ trợ chính phủ thực thi pháp luật. FBI diễn dịch "hỗ trợ" theo nghĩa rộng, bao gồm chuyện phải chỉnh sửa sản phẩm như đã nói. Apple không đồng ý, hai bên đem nhau ra tòa. Tòa liên bang phán FBI thắng, buộc Apple phải làm theo yêu cầu của FBI.
Chuyện này gợi cho tôi nhớ đến Đoàn Văn Vươn. Chính quyền Việt Nam cũng yêu cầu Đoàn Văn Vươn làm một việc mà ông ấy cho rằng vô lý, hai bên thưa nhau ra tòa, ông Vươn thua và sau đó đã chống trả bằng vũ lực khi chính quyền đến cưỡng chế đất của ông ấy. Thay vì chuẩn bị súng ống đối phó với chính quyền, Tim Cook viết thư gửi khách hàng. Sở dĩ Tim Cook có thể chọn giải pháp nhẹ nhàng như vầy, vì trong một thể chế dân chủ chính quyền không thể đứng trên hiến pháp và hiến pháp phải bảo vệ quyền lợi của người dân.
Lá thư của Tim Cook là một cảnh báo. Tim Cook muốn báo cho khách hàng của Apple biết rằng chính quyền đang có một đòi hỏi vô lý, tạo ra tiền lệ nguy hiểm ảnh hưởng đến quyền riêng tư của nhiều người dân Mỹ, vốn được hiến pháp bảo đảm. Apple đã làm hết sức mình, nhưng vẫn không thay đổi được gì, họ chỉ còn cách giải thích cho người dân Mỹ biết chuyện gì đang diễn ra, biến vấn đề này thành một cuộc tranh luận đại chúng, người dân tự quyết định sẽ ủng hộ ai.
Luật pháp có thể bị thay đổi, nếu đại đa số dân chúng tin rằng luật đã lỗi thời. Chính quyền có thể bị thay thế, nếu đại đa số dân chúng tin rằng chính quyền không vì quyền lợi của họ. Một thể chế dân chủ cho phép thay đổi luật pháp và thay đổi chính quyền bằng những lá thư như của Tim Cook, thay vì bằng súng tự chế và bom xăng như của Đoàn Văn Vươn.
Comments
Anh có thể cho em xin địa chỉ email để phản hồi về lỗi bảo mật của google được không ạ? Lúc trước có một nhân viên google gọi điện cho em về dịch vụ của google. Rồi có email cho em sau đó. Em có gửi lại mail hỏi về vấn đề này mà đã lâu chưa thấy hồi âm. Cho em hỏi luôn là nếu em viết thư bằng tiếng việt cho chuẩn ý thì google có hiểu được không ạ?
Em cảm ơn, xin lỗi anh nếu làm phiền ạ.
Suy nghĩ kĩ thì tôi thấy rõ ràng là người Mỹ luôn luôn muốn xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Họ lập ra tòa án cũng như chính phủ là nhằm duy trì và bảo vệ nền tự do dân chủ cho họ. Vậy tại sao gần đây chính phủ Mỹ đã bị phanh phui là có nhiều hành động giám sát công dân rồi mà lần này đến cả tòa án lại ủng hộ chính phủ? Tại sao tòa án cũng như chính phủ lại cứ muốn làm suy yếu đi nền tự do Mỹ. Tòa án và chính phủ làm thế để làm gì? Họ làm thế nhằm thu được lợi ích gì? Tôi cho rằng sâu xa của vụ việc lần này vẫn là vì một nền tự do Mỹ. Chính phủ Mỹ muốn PR về một nền tự do dân chủ Mỹ. Thông qua một việc tưởng chừng như rất nhỏ liên quan đến một công ty công nghệ Mỹ có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu, chính phủ Mỹ đã cho cả thế giới biết rõ hơn về nền tự do dân chủ Mỹ. Qua vụ việc này các công ty công nghệ Mỹ lại một lần nữa chiếm được uy tín của khách hàng toàn cầu. Và cuối cùng thì người Mỹ vẫn được lợi.
những vụ như thế này Apple biết chắc là mình thua rồi nhưng cố lôi nhau ra tòa để được cái tiếng bảo vệ người dùng
" Tại sao tòa án cũng như chính phủ lại cứ muốn làm suy yếu đi nền tự do Mỹ. Tòa án và chính phủ làm thế để làm gì? Họ làm thế nhằm thu được lợi ích gì? Tôi cho rằng sâu xa của vụ việc lần này vẫn là vì một nền tự do Mỹ. Chính phủ Mỹ muốn PR về một nền tự do dân chủ Mỹ."
PR cái gì mà PR, đơn giản là trong bản thân mỗi con người (ở đây là đám quan chức Mỹ) đều thích "trèo đầu cưỡi cổ" người khác, ai cũng lăm le lạm quyền cả (vì mê quyền lực/ tiền bạc/ lợi ích riêng/ phe nhóm). Chỉ có điều là ở Mỹ đã hình thành cơ chế kiểm soát tốt do họ rút kinh nghiệm từ Châu Âu nên việc làm quyền được khống chế.
Tôi cũng hay băn khoăn không biết tại sao mà người Mỹ luôn chống lại hành động giám sát của FBI mà FBI vẫn cứ tiếp tục làm. Theo bạn @Unknown thì tại sao nhỉ?