Đời cha im lặng, đời con nhặt rác
Bạn tôi gửi clip anh Tùng Trần trưởng nhóm nhạc Microwave giải bày về chuyện anh đi biểu tình vụ cá chết ở miền Trung và bị những người xung quanh anh cô lập. Tôi thấy ngưỡng mộ anh Tùng vì anh chấp nhận những khó khăn trước mắt của bản thân để đấu tranh cho lợi ích chung của tất cả mọi người.
Tôi để ý có một còm hỏi anh Tùng nếu anh ấy yêu môi trường như vậy, sao không đi nhặt rác? Đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy câu hỏi này.
Thử tưởng tượng bạn đi làm mệt về đến nhà thấy nhà đầy rác. Xuống bếp ăn cơm thì đồ ăn bẩn thỉu độc hại. Lúc đó bạn sẽ đi nhặt rác hay là tìm bọn "đầy tớ" mà bạn đã nay lưng ra đóng thuế để nuôi chúng để hỏi tội?
Nhặt rác cần phải làm, nhưng chặn xả rác quan trọng hơn nhiều. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, cái nguyên lý này áp dụng không chỉ cho sức khỏe bản thân mà cho cả những vấn đề xã hội.
Tại sao từ thành phố đến nông thôn, chỗ nào cũng đầy rác?
Tại sao đồ ăn bẩn, có nguồn gốc không rõ ràng tràn lan?
Tại sao môi trường sống bị hủy hoại?
Có người nói, tại vì người Việt hại người Việt. Câu trả lời này đúng, nhưng chưa đủ. Ở thời nào cũng vậy, xã hội luôn có người tốt và người xấu, nhiều người lương thiện nhưng cũng đầy tội phạm. Chính vì vậy người dân mới bầu ra chính quyền. Trách nhiệm của chính quyền là ngăn ngừa và phòng chống cái xấu, tạo điều kiện để cái tốt phát triển.
Người xấu có thể xả rác tràn lan hay buôn bán đồ ăn độc hại là vì chính quyền bất tài tham nhũng. Vedan hay Formasa có thể xả thải vào thẳng sông biển cũng là vì chính quyền tham nhũng bất tài.
Đuổi Formasa ra khỏi Việt Nam hay đi nhặt rác chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Trong ngắn hạn có thể môi trường sẽ tốt lên một chút, hoặc rác ít đi được vài hôm, nhưng với chính quyền hiện tại, không chóng thì chày rác sẽ lại tràn ngập và sẽ lại có một Formasa khác.
Đi biểu tình nói cho chính quyền chúng ta đã chán nản mệt mỏi lắm với sự bất tài tham nhũng của họ rồi! Chúng ta nuôi họ mà, họ làm việc không tốt, chúng ta có quyền và nên phản đối chứ.
Chính quyền có thể không làm gì, hoặc là họ ậm ờ cho qua rồi lại đâu vào đấy. Nhưng không vì thế mà biểu tình không có tác dụng. Biểu tình giúp những người xung quanh hiểu được gốc rễ của chuyện môi trường sống xuống cấp. Một khi đã có đủ người hiểu được vấn đề, cùng xuống đường biểu tình thì không chính quyền nào có thể làm ngơ.
Tôi để ý có một còm hỏi anh Tùng nếu anh ấy yêu môi trường như vậy, sao không đi nhặt rác? Đây không phải là lần đầu tiên tôi thấy câu hỏi này.
Thử tưởng tượng bạn đi làm mệt về đến nhà thấy nhà đầy rác. Xuống bếp ăn cơm thì đồ ăn bẩn thỉu độc hại. Lúc đó bạn sẽ đi nhặt rác hay là tìm bọn "đầy tớ" mà bạn đã nay lưng ra đóng thuế để nuôi chúng để hỏi tội?
Nhặt rác cần phải làm, nhưng chặn xả rác quan trọng hơn nhiều. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, cái nguyên lý này áp dụng không chỉ cho sức khỏe bản thân mà cho cả những vấn đề xã hội.
Tại sao từ thành phố đến nông thôn, chỗ nào cũng đầy rác?
Tại sao đồ ăn bẩn, có nguồn gốc không rõ ràng tràn lan?
Tại sao môi trường sống bị hủy hoại?
Có người nói, tại vì người Việt hại người Việt. Câu trả lời này đúng, nhưng chưa đủ. Ở thời nào cũng vậy, xã hội luôn có người tốt và người xấu, nhiều người lương thiện nhưng cũng đầy tội phạm. Chính vì vậy người dân mới bầu ra chính quyền. Trách nhiệm của chính quyền là ngăn ngừa và phòng chống cái xấu, tạo điều kiện để cái tốt phát triển.
Người xấu có thể xả rác tràn lan hay buôn bán đồ ăn độc hại là vì chính quyền bất tài tham nhũng. Vedan hay Formasa có thể xả thải vào thẳng sông biển cũng là vì chính quyền tham nhũng bất tài.
Đuổi Formasa ra khỏi Việt Nam hay đi nhặt rác chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Trong ngắn hạn có thể môi trường sẽ tốt lên một chút, hoặc rác ít đi được vài hôm, nhưng với chính quyền hiện tại, không chóng thì chày rác sẽ lại tràn ngập và sẽ lại có một Formasa khác.
Đi biểu tình nói cho chính quyền chúng ta đã chán nản mệt mỏi lắm với sự bất tài tham nhũng của họ rồi! Chúng ta nuôi họ mà, họ làm việc không tốt, chúng ta có quyền và nên phản đối chứ.
Chính quyền có thể không làm gì, hoặc là họ ậm ờ cho qua rồi lại đâu vào đấy. Nhưng không vì thế mà biểu tình không có tác dụng. Biểu tình giúp những người xung quanh hiểu được gốc rễ của chuyện môi trường sống xuống cấp. Một khi đã có đủ người hiểu được vấn đề, cùng xuống đường biểu tình thì không chính quyền nào có thể làm ngơ.
Comments