post hoc ergo propter hoc
Mới xem tin "Những chuyện dở khóc dở cười về sinh viên CNTT" trên VnExpress:
SuperThin thật sự bất ngờ khi gặp cậu sinh viên ngành công nghệ thông tin chính quy đàng hoàng ở Đại học Bách Khoa Hà Nội, học năm cuối, mang đến ổ chứa toàn những file shortcut để in luận văn. Nếu chỉ gặp một trường hợp như thế thì chẳng nói làm gì nhưng càng về sau mình càng gặp nhiều người như vậy.
Trước tiên phải nói là tôi rất ghét đọc những bài báo kiểu này. Viết báo gì mà cứ như ngồi kể chuyện phiếm với nhau, "anh A, chị B làm việc X, việc Y", chẳng có một chút chứng cứ khoa học hay thực nghiệm gì để tôi có thể tin vào những câu chuyện tầm phào này.Nếu muốn chứng minh luận điểm thì, làm ơn, đưa ra những chứng cứ rõ ràng, chứ còn liệt kê ra những nhân vật *từ trên trời rơi xuống* thế này, nói thiệt, tôi ngồi nhà, chẳng cần phải đi thực tế thực tiếc hay nghiên cứu nghiên kiếc chi cho mệt xác, mỗi ngày vẫn có thể *sáng tác* ra vài chục bài, thậm chí còn phiêu lưu hấp dẫn hơn nhiều.
Thí dụ bài báo này, nếu tác giả muốn chứng minh rằng "sinh viên ngành CNTT rất củ chuối" thì thử đi làm một cái nghiên cứu nho nhỏ, chẳng hạn như soạn một bài trắc nghiệm kiến thức, rồi phát cho một nhóm sinh viên CNTT đại diện các trường, xem kết quả họ làm thế nào, rồi hãy đánh giá.
Mà thôi, đây không phải là nguyên nhân tôi viết entry này, nên tạm thời bỏ qua, không đào sâu vào nữa.
Bài báo này mắc một lỗi logic nghiêm trọng, chính là tiêu đề của entry này, post hoc ergo propter hoc. Lỗi logic này có thể được diễn giải như sau:
1. Có hai sự kiện A và B
2. A xảy ra trước B
3. Kết luận: A là nguyên nhân gây ra B
Lỗi này rất hay gặp, chẳng hạn như trong câu truyện tếu này (copy từ cuốn sách này):
Mỗi sáng Tèo thức dậy, chạy ra trước nhà, rồi la lớn lên: "hãy bảo vệ ngôi nhà này khỏi bị cá mập tấn công". Cứ thế, liên tục trong vài tuần.
Tí, thấy vậy, liền nói với Tèo, "Mày làm vậy chi vậy? Cái đất Sài Gòn này cách biển cả mấy chục cây số, làm gì có cá mập ở đây?"
Tèo liền nói, "Thấy chưa? Lời cầu của tao nó hiệu nghiệm đó!"
Tí, thấy vậy, liền nói với Tèo, "Mày làm vậy chi vậy? Cái đất Sài Gòn này cách biển cả mấy chục cây số, làm gì có cá mập ở đây?"
Tèo liền nói, "Thấy chưa? Lời cầu của tao nó hiệu nghiệm đó!"
Quay trở lại bài báo ở trên, người đọc có thể thấy:
1. A là "học ngành CNTT"
2. B là "ngơ ngơ ngác ngác, chẳng làm được tích sự gì"
3. Kết luận: "học ngành CNTT" làm cho sinh viên "ngơ ngơ ngác ngác, chẳng làm được tích sự gì".
Nếu viết như bài báo, nhắm mắt tôi cũng có thể viết được những bài tương tự về những ngành khác, chẳng hạn như ngành quản trị kinh doanh, học xong chẳng biết viết một cái business plan thế nào, hoặc ngành tài chính kế toán, học xong chẳng biết đọc một bản báo cáo tài chính như thế nào.
Vậy nên, nếu có những người học 3-4 năm trời ra xong không làm được trò trống gì, thì lỗi không phải do ngành học, không phải do chương trình đào tạo, không phải do trường, không phải do ông thầy, mà là do chính bản thân người đó. Những người như thế, với thái độ học tập không đàng hoàng, có cho học ngành khác thì cũng *xôi hỏng bỏng không* vậy thôi.
Lỗi post hoc ergo propter hoc này chỉ là một trong rất nhiều sai lầm về mặt logic và triết học mà con người chúng ta hay gặp phải, trong quá trình lập luận, tranh luận và tư duy. Tôi cũng mới tìm hiểu về chúng, nên chắc sắp tới sẽ viết nhiều về đề tài này.
PS: hình chẳng ăn nhập gì với bài viết, đúng theo tôn chỉ của hội "trớt quớt" . btw, mới coi film "iron man" xong, cũng được, không xuất sắc như mong đợi.
Comments
Love your blog!
Em nhận thức ra việc học không lâu trước khi đọc entry này của anh, ước gì em đọc được bài này từ khi mới bước chân vào đại học, ước gì bao sinh viên khác cũng đọc được entry này để có thể nhận thức đúng đắn việc học của mình.
Luôn ủng hộ tất cả entry của anh vì nó cũng cùng quan điểm với em.
You're one of my idols.
Help, please. All recommend this program to effectively advertise on the Internet, this is the best program!