hindsight bias
Mới đọc entry Chứng khoán gục ngã của bác Trương Đình Anh, tổng giám đốc FPT Telecom (vậy hóa ra tôi từng có thời gian làm lính của bác này):
Tôi tự hỏi, nếu phân tích và dự đoán tốt vậy, sao lúc thị trường đang nóng sốt, bác TĐA không viết bài này, để chứng tỏ sự thông thái của bản thân? Nếu bài này được viết giai đoạn đầu năm 2007, tôi sẽ bỏ phiếu bầu nếu bác này ứng cử Thủ tướng. Nhưng chắc lúc đó bác TĐA bận mua bán lên sàn quá, nên không có thời gian viết rồi.
Thật tế đây là một ví dụ điển hình về hindsight bias, tạm hiểu là dự đoán theo sự thật đã xảy ra. Cùng với confirmation bias, hindsight bias là hai lỗi phổ biến nhất trong số rất nhiều lỗi logic và nhận thức mà rất nhiều người phạm phải.
Khi bị vướng lỗi hindsight bias, người ta sẽ thấy những sự kiện đã xảy ra là dự đoán được với xác suất cao, mặc cho xác suất thực tế của sự kiện (ở thời điểm trong quá khứ) là bao nhiêu. Người ta còn gọi hindsight bias là hiệu ứng tôi-biết-trước-từ-lâu-rồi, bởi có rất nhiều người phản ứng như thế, khi nhìn về quá khứ.
Ví dụ như trong bài viết ở trên, bác Trương Đình Anh đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng minh rằng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán VN (việc đã xảy ra), là dự đoán được. Thông qua các lý giải và lập luận, bác TĐA cố chứng tỏ rằng, bác biết-trước-từ-lâu-rồi việc thị trường chứng khoán sẽ rơi vào tình trạng như hôm nay.
Khi nhìn về quá khứ, chúng ta luôn thấy mọi sự kiện đều trở nên rất hiển nhiên và rõ ràng với xác suất là 1, đơn giản vì chúng ta chỉ thấy được duy nhất một outcome của quá khứ mà thôi. Chính điều này làm cho những sự kiện trong quá khứ, tự nhiên trở nên rất dễ đoán, trong nhận thức của nhiều người.
Cái hiện tại mà chúng ta đang thấy, cái thực tế về thị trường chứng khoán VN mà bác TĐA dự đoán, chỉ là một trong rất nhiều kịch bản đã có thể xảy với thị trường chứng khoán.
Có quá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, mà mỗi sự thay đổi của một yếu tố, có thể dẫn đến một bộ mặt hoàn toàn khác của thị trường.
Chuyện gì đã có thể xảy ra nếu như:
1. Tỉ lệ lạm phát không ở mức quá cao, buộc chính phủ phải có những chính sách để giảm lượng tiền lưu thông?
2. Thị trường bất động sản không trở nên nóng sốt, sinh lợi cao hơn thị trường chứng khoán, làm cho một phần nguồn tiền từ chứng khoán chuyển sang bất động sản?
3. SCIC không đổ tiền ào ạt để cứu thị trường, khiến thị trường "hồi xuân"?
4. Anh A, chị B, anh X, chị Y nào đó không gấp rút bán tống báo tháo, kéo theo hàng loạt các anh chị khác cũng bán đổ bán tháo theo?
Nói tóm lại, có quá nhiều, rất nhiều để có thể liệt kê hết ra đây, những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Dẫu ai đó có thể dự đoán được tất cả những yếu tố mà tôi liệt kê ở trên, thì vẫn còn rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên, hoàn toàn không thể dự đoán. Chẳng hạn như, chuyện gì đã có thể xảy ra, nếu Trung tâm Lưu Ký CK Tp.HCM, bị hỏa hoạn, thị trường phải tạm thời đóng cửa ngay ở thời điểm bắt đầu tuột dốc? Bạn đã hiểu ý tôi rồi chứ?
Dẫu vậy, chính phủ đã can thiệp; bất động sản đã nóng sốt; SCIC đã đổ tiền; anh A, chị B, anh X, chị Y đã bán, kéo theo các anh chị em khác cũng bán tuốt; và Trung Tâm Lưu Ký CK Tp.HCM đã không bị cháy, nên thị trường giờ nó còn dưới 450 điểm. Và bỗng nhiên, ai cũng thấy nó phải dưới 450 điểm, nó hiển nhiên phải là dưới 450 điểm, số phận của nó phải là dưới 450 điểm.
Rồi như bác Trương Đình Anh, ai cũng nhận ra họ rất giỏi dự đoán. Và do giỏi dự đoán quá khứ, nên họ nghĩ là họ cũng sẽ giỏi dự đoán tương lai. Nhưng rất tiếc, tương lai chưa bao giờ có thể dự đoán được. Nếu không thì người ta còn đi coi bói để làm gì?
Anyway, có ai dự đoán giá vàng hay giá dầu không?
PS: do đâu mà chúng ta bị hindsight bias? Các nhà khoa học nghĩ rằng, do bộ não của chúng ta được thiết kế như vậy.
Ở Việt Nam, các biện pháp cấp tập như khống chế tỷ lệ cho vay chứng khoán (28.05.2007), tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc (16.01.2008), phát hành tín phiếu bắt buộc (16.02.2008), giãn tiến độ mua ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài (Q1.2008), rút tiền ngân sách của Kho Bạc Nhà nước gửi ở các ngân hàng thương mại (Q1.2008), ... đã cắt hẳn nguồn cung tiền cho thị trường chứng khoán.
Hầu hết các tổ chức tín dụng phải chạy đua cật lực để đảm bảo tỷ lệ cho vay chứng khoán, chạy đua gom tiền mua tín phiếu bắt buộc, ... Các ngân hàng ở vào tình trạng khan tiền hơn bao giờ hết. Mất nguồn cung tiền, quả bong bóng chứng khoán đã nổ tung.
Ngay sau tết âm lịch, chỉ trong vòng 1 tuần, các cổ phiếu chủ chốt đã mất giá trên 20% khiến các nhà đầu tư hoảng loạn. Sự hoảng loạn bao trùm lên cả nhà đầu tư có tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân. Ai cũng cố đẩy cổ phiếu của mình ra sàn và khi ai cũng muốn bán thì hẳn không ai muốn mua. Không ai kịp có phản ứng tích cực. Hàng chục ngàn tỷ đồng bộc hơi theo VnIndex.
Hầu hết các tổ chức tín dụng phải chạy đua cật lực để đảm bảo tỷ lệ cho vay chứng khoán, chạy đua gom tiền mua tín phiếu bắt buộc, ... Các ngân hàng ở vào tình trạng khan tiền hơn bao giờ hết. Mất nguồn cung tiền, quả bong bóng chứng khoán đã nổ tung.
Ngay sau tết âm lịch, chỉ trong vòng 1 tuần, các cổ phiếu chủ chốt đã mất giá trên 20% khiến các nhà đầu tư hoảng loạn. Sự hoảng loạn bao trùm lên cả nhà đầu tư có tổ chức lẫn nhà đầu tư cá nhân. Ai cũng cố đẩy cổ phiếu của mình ra sàn và khi ai cũng muốn bán thì hẳn không ai muốn mua. Không ai kịp có phản ứng tích cực. Hàng chục ngàn tỷ đồng bộc hơi theo VnIndex.
Tôi tự hỏi, nếu phân tích và dự đoán tốt vậy, sao lúc thị trường đang nóng sốt, bác TĐA không viết bài này, để chứng tỏ sự thông thái của bản thân? Nếu bài này được viết giai đoạn đầu năm 2007, tôi sẽ bỏ phiếu bầu nếu bác này ứng cử Thủ tướng. Nhưng chắc lúc đó bác TĐA bận mua bán lên sàn quá, nên không có thời gian viết rồi.
Thật tế đây là một ví dụ điển hình về hindsight bias, tạm hiểu là dự đoán theo sự thật đã xảy ra. Cùng với confirmation bias, hindsight bias là hai lỗi phổ biến nhất trong số rất nhiều lỗi logic và nhận thức mà rất nhiều người phạm phải.
Khi bị vướng lỗi hindsight bias, người ta sẽ thấy những sự kiện đã xảy ra là dự đoán được với xác suất cao, mặc cho xác suất thực tế của sự kiện (ở thời điểm trong quá khứ) là bao nhiêu. Người ta còn gọi hindsight bias là hiệu ứng tôi-biết-trước-từ-lâu-rồi, bởi có rất nhiều người phản ứng như thế, khi nhìn về quá khứ.
Ví dụ như trong bài viết ở trên, bác Trương Đình Anh đã đưa ra rất nhiều bằng chứng để chứng minh rằng, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán VN (việc đã xảy ra), là dự đoán được. Thông qua các lý giải và lập luận, bác TĐA cố chứng tỏ rằng, bác biết-trước-từ-lâu-rồi việc thị trường chứng khoán sẽ rơi vào tình trạng như hôm nay.
Khi nhìn về quá khứ, chúng ta luôn thấy mọi sự kiện đều trở nên rất hiển nhiên và rõ ràng với xác suất là 1, đơn giản vì chúng ta chỉ thấy được duy nhất một outcome của quá khứ mà thôi. Chính điều này làm cho những sự kiện trong quá khứ, tự nhiên trở nên rất dễ đoán, trong nhận thức của nhiều người.
Cái hiện tại mà chúng ta đang thấy, cái thực tế về thị trường chứng khoán VN mà bác TĐA dự đoán, chỉ là một trong rất nhiều kịch bản đã có thể xảy với thị trường chứng khoán.
Có quá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, mà mỗi sự thay đổi của một yếu tố, có thể dẫn đến một bộ mặt hoàn toàn khác của thị trường.
Chuyện gì đã có thể xảy ra nếu như:
1. Tỉ lệ lạm phát không ở mức quá cao, buộc chính phủ phải có những chính sách để giảm lượng tiền lưu thông?
2. Thị trường bất động sản không trở nên nóng sốt, sinh lợi cao hơn thị trường chứng khoán, làm cho một phần nguồn tiền từ chứng khoán chuyển sang bất động sản?
3. SCIC không đổ tiền ào ạt để cứu thị trường, khiến thị trường "hồi xuân"?
4. Anh A, chị B, anh X, chị Y nào đó không gấp rút bán tống báo tháo, kéo theo hàng loạt các anh chị khác cũng bán đổ bán tháo theo?
Nói tóm lại, có quá nhiều, rất nhiều để có thể liệt kê hết ra đây, những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán. Dẫu ai đó có thể dự đoán được tất cả những yếu tố mà tôi liệt kê ở trên, thì vẫn còn rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên, hoàn toàn không thể dự đoán. Chẳng hạn như, chuyện gì đã có thể xảy ra, nếu Trung tâm Lưu Ký CK Tp.HCM, bị hỏa hoạn, thị trường phải tạm thời đóng cửa ngay ở thời điểm bắt đầu tuột dốc? Bạn đã hiểu ý tôi rồi chứ?
Dẫu vậy, chính phủ đã can thiệp; bất động sản đã nóng sốt; SCIC đã đổ tiền; anh A, chị B, anh X, chị Y đã bán, kéo theo các anh chị em khác cũng bán tuốt; và Trung Tâm Lưu Ký CK Tp.HCM đã không bị cháy, nên thị trường giờ nó còn dưới 450 điểm. Và bỗng nhiên, ai cũng thấy nó phải dưới 450 điểm, nó hiển nhiên phải là dưới 450 điểm, số phận của nó phải là dưới 450 điểm.
Rồi như bác Trương Đình Anh, ai cũng nhận ra họ rất giỏi dự đoán. Và do giỏi dự đoán quá khứ, nên họ nghĩ là họ cũng sẽ giỏi dự đoán tương lai. Nhưng rất tiếc, tương lai chưa bao giờ có thể dự đoán được. Nếu không thì người ta còn đi coi bói để làm gì?
Anyway, có ai dự đoán giá vàng hay giá dầu không?
PS: do đâu mà chúng ta bị hindsight bias? Các nhà khoa học nghĩ rằng, do bộ não của chúng ta được thiết kế như vậy.
Comments
Theo thú nhận của chính TĐA, thì ông ấy không có tham gia đầu tư mua bán trên thị trường, nên việc đưa ra những nhận định, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến lợi ích của ông ấy. Bản thân TĐA còn tiếc là đã không công bố những dự đoán sớm nữa kìa (bồ xem comment trên blog của ông ấy sẽ rõ).
Hì, giờ để chứng minh ông ấy dự đoán (hay phân tích hay bói mò) tài thế nào, cách đơn giản nhất là ông ấy dự đoán xem 1 năm nữa, thị trường chứng khoán sẽ ra sao, những sự kiện gì sẽ xảy ra, và nó ảnh hưởng đến thị trường thế nào. Bồ nghĩ ông ấy có dám làm việc này hay không?
Theo thú nhận của ông ta , vậy cậu tin rằng đó là thú nhận thật sự. Chẳng lẽ ông ta lại la làng lên là tui biết truớc , tui đầu tư và tui lời vài chục tỷ ...
Có thể ông ta đã dự đoán 1 năm nữa rùi đó chứ . Có khi vài năm là đằng khác. Và chẳng dại gì mà đem nhưng tính toán của mình ra nói, trong khi cái tính toán đó có lợi cho bản thân mình.Làm kinh doanh thì cái lợi đặt lên hàng đầu mà. Nếu một năm nữa mà tài sản ông ta tăng lên vài chục tỷ , ông ta thăng tiến .. thì ông ta tiếp tục tổng kết nữa.
Và cuối cùng thì tương lai chẳng ai đoán trước đươc. Cuộc sống luôn biến đổi khôn lường mà . Cho nên tất cả chỉ là dự đoán. Cái này thái chắc không phản đối chứ.
Mỗi người lúc đưa ra nhận định, ý kiến đều có mục đính riêng của người đó. Hành động không có mục đích, không suy nghĩ chẳng khác nào là động vật hoạt động theo bản năng (con người cũng 1 nửa là động vật :D)
Có những người có tài, có khả năng đoán trước được tương lai thời này khá là hiếm, mà cho dù có đôi khi cũng chẳng nói ra làm gì :). Đôi khi người ta cũng có nói ra đấy, nhưng chỉ là ý kiến của riêng người đó về tương lai, làm sao dám khẳng định tương lai sau này sẽ như thế nào. Chỉ đến khi sự việc tương lai xảy ra thật khi đó mới dám khẳng định lại những dự đoán của mình. (cho dù là giỏi hay may)
Về triết học, mỗi người mỗi ý nhỉ? Dạo này Mr.Thái chắc đọc nhiều về triết học, thấy những entry sau này của anh toàn nói về triết thôi. ^^
Bạn có thể cho mình hỏi là representation bias nó cũng là 1 dạng nhìn về quá khứ và cố tìm cách khẳng định nững tình huống mới nó same với cái trong quá khứ. Và hindsight cũng là một dạng của nhìn về quá khứ theo kiểu tôi-biết-lâu-rồi như bạn nói,
thì bạn có nghĩ hai cái này nó có hơi bị trùng nhau nhiều ko? Cũng như là bạn có cách nào để phân biệt 2 cái bias này rõ hơn ko?
Mình thực sự rất consfuse về 2 cái này.
Thanks bạn nhé!