Xấu hổ và tự hào
Nhân dịp hôm nay đọc được một loạt bài về "yêu nước, tự hào dân tộc" trên VietnamNet, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện nhỏ.
Chỗ tôi ở có nhiều người Ấn Độ. Tôi cũng có một thằng bạn người Ấn Độ. Một hôm hai đứa đang xếp hàng chờ mua đồ ăn trưa thì có một người, qua diện mạo tôi đoán cũng là người Ấn Độ, chen ngang hàng, giành mua trước.
Lúc quay lại bàn ăn, tôi có hỏi thằng bạn là mày thấy thế nào khi tự dưng có thằng người Ấn Độ làm chuyện khó coi trước mặt mày và bạn mày. Bạn tôi kêu, ơ mày hỏi gì lạ, tao không thấy gì cả, nó là người Ấn Độ, tao là người Ấn Độ, nhưng không có nghĩa là tao có trách nhiệm hay là bắt buộc phải xấu hổ về chuyện nó làm. Ai làm nấy chịu, tao chỉ xấu hổ nếu tao làm sai.
Hết chuyện rồi ;-).
Bây giờ bạn thử đổi "Ấn Độ" bằng "Việt Nam" và thử tự hỏi, có nên thấy xấu hổ nếu một chuyện tương tự xảy ra? Chưa hết, bây giờ bạn thử đổi "xấu hổ" bằng "tự hào" và thay vì có người chen ngang hàng, thì có một người Việt Nam tự nguyện nhường chỗ, rồi đọc lại và thử tự hỏi, có nên thấy tự hào?
Sau khi trả lời xong rồi, bạn thử đọc lại câu chuyện, lần này bỏ luôn yếu tố có anh bạn nước ngoài, mà hãy thử tưởng tượng là tất cả diễn ra ở Việt Nam, xung quanh toàn người Việt Nam. Bạn có còn cảm thấy xấu hổ hay tự hào khi một người Việt Nam chen ngang hàng và một người khác nhường chỗ cho bạn?
Nếu mà rảnh như tôi hôm nay, thì bạn hãy thử hỏi: Tại sao chúng ta có quyền tự hào về những điều tốt đẹp liên quan đến Việt Nam? Tại sao chúng ta phải có trách nhiệm xấu hổ về những điều xấu xa liên quan đến Việt Nam?
Nếu mà mấy câu hỏi đó chưa ép phê, thì bạn hãy thử thay Việt Nam bằng một danh định nào đó của bạn. Ví dụ như nếu bạn là một kỹ sư máy tính, thì thay bằng kỹ sư máy tính, nếu bạn theo đạo Phật thì thay bằng đạo Phật, nếu bạn là đàn ông thì thay bằng đàn ông...
-----
Coi báo đài, tôi thấy những người vừa có thành tích này nọ thường được hỏi một câu thế này: anh/chị có thấy tự hào khi là người Việt Nam [đầu tiên] làm được X? Nếu tôi không lầm thì câu hỏi này hàm ý "là người Việt Nam" sẽ khiến cho việc "làm được X" đáng để tự hào thêm một tẹo. Mà nhiều khi thấy tự hào thêm thật chứ.
Ví dụ như hồi trước có lần tôi đi hội nghị X, làm được việc Y, tôi cũng nghĩ, "ôi trời ơi, tự hào quá, ở nhà có ai làm được như ta". Xong rồi nhìn lại việc Y đã làm, tôi tìm mãi mà không thấy giá trị thật sự, đóng góp trí tuệ của chúng tăng lên được chút nào. Một tẹo cũng không. Ơ hay, nhưng tôi vẫn tự hào vì không có ai làm được như tôi! Thế rồi nhìn quanh cái hội nghị X, tôi thấy ở đấy có một đám đã làm Y và còn hơn thế nữa từ đời tám hoánh rồi. Nhưng mà chúng nó không phải là người Việt Nam! Lại quay lại chỗ giá trị thực sự của Y...
----
Rốt cuộc rồi khi nào thì chúng ta có quyền tự hào? Khi nào thì chúng ta phải có trách nhiệm xấu hổ? Tôi nghĩ trả lời hai câu hỏi đơn giản này cũng là một cách để bớt "chấp" vào những danh định.
Chỗ tôi ở có nhiều người Ấn Độ. Tôi cũng có một thằng bạn người Ấn Độ. Một hôm hai đứa đang xếp hàng chờ mua đồ ăn trưa thì có một người, qua diện mạo tôi đoán cũng là người Ấn Độ, chen ngang hàng, giành mua trước.
Lúc quay lại bàn ăn, tôi có hỏi thằng bạn là mày thấy thế nào khi tự dưng có thằng người Ấn Độ làm chuyện khó coi trước mặt mày và bạn mày. Bạn tôi kêu, ơ mày hỏi gì lạ, tao không thấy gì cả, nó là người Ấn Độ, tao là người Ấn Độ, nhưng không có nghĩa là tao có trách nhiệm hay là bắt buộc phải xấu hổ về chuyện nó làm. Ai làm nấy chịu, tao chỉ xấu hổ nếu tao làm sai.
Hết chuyện rồi ;-).
Bây giờ bạn thử đổi "Ấn Độ" bằng "Việt Nam" và thử tự hỏi, có nên thấy xấu hổ nếu một chuyện tương tự xảy ra? Chưa hết, bây giờ bạn thử đổi "xấu hổ" bằng "tự hào" và thay vì có người chen ngang hàng, thì có một người Việt Nam tự nguyện nhường chỗ, rồi đọc lại và thử tự hỏi, có nên thấy tự hào?
Sau khi trả lời xong rồi, bạn thử đọc lại câu chuyện, lần này bỏ luôn yếu tố có anh bạn nước ngoài, mà hãy thử tưởng tượng là tất cả diễn ra ở Việt Nam, xung quanh toàn người Việt Nam. Bạn có còn cảm thấy xấu hổ hay tự hào khi một người Việt Nam chen ngang hàng và một người khác nhường chỗ cho bạn?
Nếu mà rảnh như tôi hôm nay, thì bạn hãy thử hỏi: Tại sao chúng ta có quyền tự hào về những điều tốt đẹp liên quan đến Việt Nam? Tại sao chúng ta phải có trách nhiệm xấu hổ về những điều xấu xa liên quan đến Việt Nam?
Nếu mà mấy câu hỏi đó chưa ép phê, thì bạn hãy thử thay Việt Nam bằng một danh định nào đó của bạn. Ví dụ như nếu bạn là một kỹ sư máy tính, thì thay bằng kỹ sư máy tính, nếu bạn theo đạo Phật thì thay bằng đạo Phật, nếu bạn là đàn ông thì thay bằng đàn ông...
-----
Coi báo đài, tôi thấy những người vừa có thành tích này nọ thường được hỏi một câu thế này: anh/chị có thấy tự hào khi là người Việt Nam [đầu tiên] làm được X? Nếu tôi không lầm thì câu hỏi này hàm ý "là người Việt Nam" sẽ khiến cho việc "làm được X" đáng để tự hào thêm một tẹo. Mà nhiều khi thấy tự hào thêm thật chứ.
Ví dụ như hồi trước có lần tôi đi hội nghị X, làm được việc Y, tôi cũng nghĩ, "ôi trời ơi, tự hào quá, ở nhà có ai làm được như ta". Xong rồi nhìn lại việc Y đã làm, tôi tìm mãi mà không thấy giá trị thật sự, đóng góp trí tuệ của chúng tăng lên được chút nào. Một tẹo cũng không. Ơ hay, nhưng tôi vẫn tự hào vì không có ai làm được như tôi! Thế rồi nhìn quanh cái hội nghị X, tôi thấy ở đấy có một đám đã làm Y và còn hơn thế nữa từ đời tám hoánh rồi. Nhưng mà chúng nó không phải là người Việt Nam! Lại quay lại chỗ giá trị thực sự của Y...
----
Rốt cuộc rồi khi nào thì chúng ta có quyền tự hào? Khi nào thì chúng ta phải có trách nhiệm xấu hổ? Tôi nghĩ trả lời hai câu hỏi đơn giản này cũng là một cách để bớt "chấp" vào những danh định.
Comments
Tương tự, tự hào chỉ khi mình thành công, hoặc mình làm tròn trách nhiệm với 1 thứ. [Anh Thái có quyền tự hào khi phát hiện ra 1 kỹ thuật Hack] là 1 mệnh đề đúng. Nhưng [em có quyền tự hào vì có 1 người VN phát hiện ra 1 kỹ thuật Hack] là 1 mệnh đề sai.