Chuyện bây giờ mới kể: Made in Vietnam
Hồi anh là sinh viên chưa có xe ôm công nghệ, nên anh kiếm sống bằng nghề viết báo. Anh là một trong những cộng tác viên đầu tiên cho tờ Tuổi Trẻ Online. Anh đi làm buổi tối, 8h vô, chép bài từ Tuổi Trẻ giấy sang Tuổi Trẻ Online, tranh thủ dịch một vài tin tức. Có khi cũng đi "tác nghiệp", gọi điện phỏng vấn, viết bài dài. Mỗi tin vắn 150 ngàn, mỗi bài dài trên dưới 1 triệu, một tháng anh cũng kiếm được vài chỉ. Buổi sáng anh ngủ, buổi chiều dẫn ghệ đi chơi, tối viết báo, khuya làm hacker, cuối kỳ anh đi thi, sang năm anh đăng ký học lại, cuộc sống thanh nhàn cho đến khi VietKey Linux xuất hiện.
Năm đó anh 19 tuổi, đã hack cả Việt Nam, nhưng trình vẫn còn xanh lắm. Anh xài Windows và bị hack, thế là anh chuyển qua Linux vì nghe đồn khó hack hơn. Anh đăng ký làm thành viên VietLUG, tập tành sử dụng Linux. Kể ra cũng đã nửa đời người anh chưa quay lại Windows, trừ những lúc đi diệt virus giùm các em gái mưa. Bây giờ em gái mưa là trào lưu, nhưng mấy ai biết rằng chữ mưa đến từ câu "phải chi hôm đó đừng mưa, phải chi hôm đó đừng đưa em về". Anh không phải loại người dễ dãi, anh vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục giới tính, nhưng lần nào đưa em gái về, vô nhà chưa kịp làm gì, má em đều nhờ cài lại Windows. Hình như anh đã đi xa quá, thôi để anh u-turn quay lại chuyện VietKey Linux.
Thế giới công nghệ có một văn hóa rất hay đó là văn hóa mã nguồn mở/tự do. Các công ty công bố mã nguồn, cho phép tất cả mọi người, kể cả đối thủ cạnh tranh, tham khảo và sử dụng lại tất cả thành quả sáng tạo của họ, mà không lấy một xu. Hầu hết các phần mềm đóng vai trò xương sống cho Internet là phần mềm mã mở. Nếu không có phong trào văn hóa này thì có lẽ chúng ta đã không có Internet như ngày hôm nay.
Việt Nam cũng có lập trình viên tham gia và khởi tạo một số dự án mã mở quan trọng. Kỳ thực đây là cách tốt nhất để học, chia sẻ, kết nối và tự giới thiệu bản thân với thế giới. Nhưng, ngoại trừ một số cá nhân ít ỏi, anh chưa từng thấy các công ty công nghệ được xem là hàng đầu Việt Nam như FPT, Viettel, VNG hay VCCorp công bốhay đóng góp vào bất kỳ dự án mã nguồn mở nào. Của thế giới thì họ tha hồ rinh về xài, nhưng tuyệt nhiên họ không chia sẻ gì với ai cả. Cập nhật: Bạn Sa Phạm có chia sẻ một số đóng góp của các công ty Việt Nam trong phần comment. Đóng góp nhỏ thôi, nhưng có còn hơn không! Hi vọng các công ty sẽ có nhiều đóng góp lớn hơn và đặc biệt là chia sẻ các dự án do họ làm ra.
Sử dụng lại công nghệ của thế giới chẳng có gì sai, mình chưa biết tự làm thì phải sao chép thôi, good artists borrow, great artists steal, muốn lớn nhanh thì phải biết đứng trên vai người khổng, nhưng nhiều công ty Việt Nam khôn quá hóa được giải thưởng quốc gia. VietKey Linux là một trường hợp như vậy.
Năm đó anh 19 tuổi, đã hack cả Việt Nam, nhưng trình vẫn còn xanh lắm. Anh xài Windows và bị hack, thế là anh chuyển qua Linux vì nghe đồn khó hack hơn. Anh đăng ký làm thành viên VietLUG, tập tành sử dụng Linux. Kể ra cũng đã nửa đời người anh chưa quay lại Windows, trừ những lúc đi diệt virus giùm các em gái mưa. Bây giờ em gái mưa là trào lưu, nhưng mấy ai biết rằng chữ mưa đến từ câu "phải chi hôm đó đừng mưa, phải chi hôm đó đừng đưa em về". Anh không phải loại người dễ dãi, anh vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống giáo dục giới tính, nhưng lần nào đưa em gái về, vô nhà chưa kịp làm gì, má em đều nhờ cài lại Windows. Hình như anh đã đi xa quá, thôi để anh u-turn quay lại chuyện VietKey Linux.
Thế giới công nghệ có một văn hóa rất hay đó là văn hóa mã nguồn mở/tự do. Các công ty công bố mã nguồn, cho phép tất cả mọi người, kể cả đối thủ cạnh tranh, tham khảo và sử dụng lại tất cả thành quả sáng tạo của họ, mà không lấy một xu. Hầu hết các phần mềm đóng vai trò xương sống cho Internet là phần mềm mã mở. Nếu không có phong trào văn hóa này thì có lẽ chúng ta đã không có Internet như ngày hôm nay.
Việt Nam cũng có lập trình viên tham gia và khởi tạo một số dự án mã mở quan trọng. Kỳ thực đây là cách tốt nhất để học, chia sẻ, kết nối và tự giới thiệu bản thân với thế giới. Nhưng, ngoại trừ một số cá nhân ít ỏi, anh chưa từng thấy các công ty công nghệ được xem là hàng đầu Việt Nam như FPT, Viettel, VNG hay VCCorp công bố
Sử dụng lại công nghệ của thế giới chẳng có gì sai, mình chưa biết tự làm thì phải sao chép thôi, good artists borrow, great artists steal, muốn lớn nhanh thì phải biết đứng trên vai người khổng, nhưng nhiều công ty Việt Nam khôn quá hóa được giải thưởng quốc gia. VietKey Linux là một trường hợp như vậy.
Năm 2002, VietKey Linux thắng giải thưởng lớn Trí Tuệ Việt Nam. Ngày đó, Trí Tuệ Việt Nam là một cuộc thi rất hoành tráng, nhưng rồi chết yểu. Anh nghĩ nếu đổi tên thành Trí Khôn Việt Nam cho gần gũi với bản sắc dân tộc thì có lẽ cuộc thi đã vẫn còn tồn tại đến bây giờ. Sau giải thưởng lớn, tháng 9 năm 2003, VietKey Linux phát hành phiên bản 3.0, được quảng bá là hệ điều hành Made in Vietnam, phát triển từ năm 1997, với tham vọng thay thế Microsoft Windows ở thị trường nội địa. Hay tin, bà con ở VietLUG nhao nhao phản đối, chỉ ra rằng Vietkey Linux chỉ là phiên bản Việt hóa của Red Hat Linux, không phải hệ điều hành Made in Vietnam như quảng cáo.
Là một phóng viên chiến trường nhiều năm kinh nghiệm, anh đánh hơi thấy mùi xác chết. Thế là anh viết. Tuổi Trẻ giật tít Vietkey Linux- một "hệ điều hành Made in Việt Nam"? ngay trên trang nhất. Phó tổng biên tập Huỳnh Sơn Phước kêu anh sang phòng riêng cho xem thống kê bài báo được rất nhiều người đọc. Anh được 1 triệu tiền nhuận bút + 1 triệu tiền thưởng, sướng rên.
Một tuần sau, Tuổi Trẻ nhận được kiến nghị kèm bài viết của VietKey. VietKey yêu cầu Tuổi Trẻ đính chính, xin lỗi công khai, đăng trọn vẹn bài viết của họ gửi, nếu không sẽ kiện ra tòa, ký tên đại tá (hay thiếu tá?) Đặng Minh Tuấn (tới giờ anh vẫn không hiểu tại sao Mr.Tuấn lại ký tên đại tá, nhưng có lẽ Mr.Tuấn quên rằng anh đã được Huyremy phong là Đại tướng, nên cỡ cấp tá anh đâu có ngán).
Ban biên tập kêu anh lên giải trình. Nghe xong anh Phước nói có nhiêu chơi hết nha em, miễn là mình nói có sách mách có chứng, không lo, Tuổi Trẻ ra tòa hoài. Chi tiết cuối anh không biết có đúng hay không, nhưng anh chơi hết thiệt. Trẻ tuổi mà, lo gì.
Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ đăng trọn vẹn ý kiến của đại tá Đặng Minh Tuấn, còn lại ban biên tập yêu cầu anh phỏng vấn và đăng tải ý kiến của các chuyên gia. Ban biên tập dành hẳn 2 trang báo giấy và 7 bài trên Tuổi Trẻ Online (1 2 3 4 5 6 7). Chưa bao giờ, cho đến tận bây giờ, báo chí chính thống lại có một cuộc tranh luận công nghệ sôi nổi và chất lượng như vầy. Nếu anh tiếp tục làm báo, có khi bây giờ anh đã là tổng biên tập báo Công Nghệ Tp.HCM. Đây là tên mới của Công An Tp.HCM sau khi anh lên chức.
Anh hồi hộp chờ xem có ra tòa không, nhưng rốt cuộc VietKey chỉ dọa thôi. Có lẽ họ còn đương tang gia bối rối, vì cuối cùng VietKey Linux, như nhiều dự án ầm ĩ của nước nhà, cũng ra đi không kèn không trống. Anh không nghĩ rằng những bài báo của anh đã giết chết VietKey Linux. Nó chết đơn giản vì thị trường không cần một phiên bản Linux Việt hóa, còn nhóm VietKey mặc dù đã chế ra cả một hệ điều hành nhưng dường như không đủ sức tạo ra tính năng gì khác, ngoài giao diện tiếng Việt.
--
Anh kể một câu chuyện rất xưa vì có những bài học không bao giờ cũ. Anh không biết gì về điện tử, nên anh không dám bàn về tivi Asanzo hay mũ bảo hiểm Sunhouse, ở đây anh chỉ bàn về công nghệ.
17 năm kể từ lúc Việt Nam tuyên bố tạo ra hệ điều hành của riêng mình, Linux đã trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, nhưng trường học, công ty, cơ quan nhà nước ở Việt Nam vẫn xài Windows. Dòng chảy công nghệ vẫn chỉ một chiều từ thế giới đổ về Việt Nam. Các công ty Việt Nam vẫn không có đóng góp gì đáng kể cho các công nghệ cốt lõi của Internet.
Nhưng không sao, chúng ta vẫn có vài chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Made in Vietnam, vài dịch vụ điện toán đám mây Made in Vietnam. Dán nhãn Made in Vietnam đem bán mới khó, chứ làm mấy cái công nghệ này dễ mà, không dễ sao bọn Tây lông lại cho không miễn phí?!
Sau vụ VietKey Linux, anh làm ở Tuổi Trẻ thêm 1-2 tháng rồi nghỉ. Ba anh chỉ nói một câu, "Sao làm ở Tuổi Trẻ vừa có tiền vừa được người ta trọng mà không chịu làm". Còn sếp ở Tuổi Trẻ thì nói, "Nếu em chịu ở lại tụi tui sẽ đào tạo em thành nhà báo chuyên nghiệp". Nhưng anh đã quyết định làm công nghệ. Khi chơi Counter Strike anh thấy mình có biệt tài quăng lựu đạn, mà ngành công nghệ nước nhà chỉ cần có vậy là ngon, nên anh muốn đem tài ra giúp nước. Phần còn lại, như người ta thường nói, đã trở thành địa lý.
Để rộng đường dư luận, Tuổi Trẻ đăng trọn vẹn ý kiến của đại tá Đặng Minh Tuấn, còn lại ban biên tập yêu cầu anh phỏng vấn và đăng tải ý kiến của các chuyên gia. Ban biên tập dành hẳn 2 trang báo giấy và 7 bài trên Tuổi Trẻ Online (1 2 3 4 5 6 7). Chưa bao giờ, cho đến tận bây giờ, báo chí chính thống lại có một cuộc tranh luận công nghệ sôi nổi và chất lượng như vầy. Nếu anh tiếp tục làm báo, có khi bây giờ anh đã là tổng biên tập báo Công Nghệ Tp.HCM. Đây là tên mới của Công An Tp.HCM sau khi anh lên chức.
Anh hồi hộp chờ xem có ra tòa không, nhưng rốt cuộc VietKey chỉ dọa thôi. Có lẽ họ còn đương tang gia bối rối, vì cuối cùng VietKey Linux, như nhiều dự án ầm ĩ của nước nhà, cũng ra đi không kèn không trống. Anh không nghĩ rằng những bài báo của anh đã giết chết VietKey Linux. Nó chết đơn giản vì thị trường không cần một phiên bản Linux Việt hóa, còn nhóm VietKey mặc dù đã chế ra cả một hệ điều hành nhưng dường như không đủ sức tạo ra tính năng gì khác, ngoài giao diện tiếng Việt.
--
Anh kể một câu chuyện rất xưa vì có những bài học không bao giờ cũ. Anh không biết gì về điện tử, nên anh không dám bàn về tivi Asanzo hay mũ bảo hiểm Sunhouse, ở đây anh chỉ bàn về công nghệ.
17 năm kể từ lúc Việt Nam tuyên bố tạo ra hệ điều hành của riêng mình, Linux đã trở thành hệ điều hành phổ biến nhất thế giới, nhưng trường học, công ty, cơ quan nhà nước ở Việt Nam vẫn xài Windows. Dòng chảy công nghệ vẫn chỉ một chiều từ thế giới đổ về Việt Nam. Các công ty Việt Nam vẫn không có đóng góp gì đáng kể cho các công nghệ cốt lõi của Internet.
Nhưng không sao, chúng ta vẫn có vài chiếc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Made in Vietnam, vài dịch vụ điện toán đám mây Made in Vietnam. Dán nhãn Made in Vietnam đem bán mới khó, chứ làm mấy cái công nghệ này dễ mà, không dễ sao bọn Tây lông lại cho không miễn phí?!
Sau vụ VietKey Linux, anh làm ở Tuổi Trẻ thêm 1-2 tháng rồi nghỉ. Ba anh chỉ nói một câu, "Sao làm ở Tuổi Trẻ vừa có tiền vừa được người ta trọng mà không chịu làm". Còn sếp ở Tuổi Trẻ thì nói, "Nếu em chịu ở lại tụi tui sẽ đào tạo em thành nhà báo chuyên nghiệp". Nhưng anh đã quyết định làm công nghệ. Khi chơi Counter Strike anh thấy mình có biệt tài quăng lựu đạn, mà ngành công nghệ nước nhà chỉ cần có vậy là ngon, nên anh muốn đem tài ra giúp nước. Phần còn lại, như người ta thường nói, đã trở thành địa lý.
Comments
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con.
- Tản Đà, 1932
lap dat may lanh am tran
- https://www.stackalytics.com/?company=viettel&metric=commits
- https://www.stackalytics.com/?company=vinadata&metric=filed-bugs
- https://www.stackalytics.com/?metric=commits&company=vccorp
- https://www.stackalytics.com/cncf?company=viettel
great jobs as always :P
https://www.facebook.com/tuanvietkey/posts/10220761807009125
đây bài viết của tác giả nè