Á Căn Đình - Lan man
Một góc vừa Pháp vừa Tây Ban Nha ở Buenos Aires. |
Cuối cùng sau bao nhiêu ngày ròng rã làm thủ tục giấy tờ chúng tôi cũng đến được Á Căn Đình. Khó khăn lớn nhất, như mọi khi, là visa.
Tôi đã đến Á Căn Đình một lần hồi còn ở Việt Nam. Lúc đó thủ tục khá nhiêu khê và tôi còn phải bay ra Hà Nội hai lần mới lấy được visa. Tôi cứ ngỡ nếu đã sống ở Mỹ rồi thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn, nhưng không phải như thế. Tôi vẫn phải bay đến một thành phố khác để phỏng vấn visa, để passport lại, rồi quay về nhà thấp thỏm chờ đợi. Cho đến ngày cuối cùng trước chuyến đi tôi mới nhận lại được passport, sau khi đã gọi cho FedEx cả chục lần. Nếu ông Thomas Friedman là người Việt Nam thì cuốn sách nổi tiếng của ông ấy có lẽ sẽ mang tên là "Thế giới lồi lõm (vì visa)". Nhưng thôi, dẫu sao thì chúng tôi cũng đã ở đây.
O.o
Sáng thứ hai, đường từ sân bay về trung tâm thành phố đông nghẹt người và xe. Thấp thoáng hai bên đường là những tòa nhà, hình như là chung cư, nhìn cũ và bẩn. Buenos Aires đang ở cuối đông đầu xuân. Trời lạnh, nhiều gió, xám xịt mây. Khung cảnh không mấy hứa hẹn cho lắm. Ông tài xế nói như có vẻ muốn an ủi hai vị khách phương xa: "Còn vài ngày nữa là bắt đầu mùa xuân rồi. Thời tiết sẽ đẹp hơn, nhiều nắng".
Giao thông ở đây làm tôi nhớ Sài Gòn. Xe cộ mạnh ai nấy chạy, không ai nhường ai, chen lấn vô tội vạ, có cảm giác cái chết lúc nào cũng đang chực chờ. Ra khỏi nước Mỹ mới thấy khâm phục người Mỹ. Đường xá, tổ chức giao thông, ý thức chấp hành luật lệ của người đi đường... có nhiều thứ người Mỹ làm tốt đến nỗi tôi không còn để ý đến và xem đó là chuyện hiển nhiên. Nhưng thôi, dẫu sao thì chúng tôi cũng đã đến được khách sạn một cách an toàn.
Khách sạn của botôi nằm ở ngay giữa "đại lộ không ngủ" Avenida Corrientes, rất gần với Obelisco, tòa tháp bút cao ngút vốn được dựng lên chỉ để hàng năm người ta bọc quanh nó một cái bao cao su khổng lồ nhân ngày AIDS thế giới. Buenos Aires (nghĩa là "khí hậu rất tốt") nằm ở bờ tây nam của Rio de La Plata, con sông rộng nhất thế giới với chiều ngang chỉ có... 200 km, cũng là biên giới tự nhiên giữa Á Căn Đình và Uruguay.
O.o
R đến đón tôi vào buổi chiều. Cũng hơn một năm rồi tôi mới gặp lại hắn, mặc dù hầu như ngày nào hai thằng cũng nói chuyện. Kể ra thì một năm chat trên mạng, dẫu có thân thiết đến đâu, vẫn không bằng một lần gặp gỡ ngoài đời. Công nghệ có hiện đại đến chừng nào vẫn không thể đem đến cho con người cái cảm giác ấm áp, bồi hồi khi siết tay và ôm chặt một người bạn. Vả lại con người trên mạng với con người ngoài đời đôi khi khác nhau một trời một vực.
Sau bao năm tham gia khắp các diễn đàn của người Việt trên mạng, tôi nghiệm ra rằng con người ngoài đời bao giờ cũng dễ thương cả. Có lẽ việc giao tiếp trong thinh lặng qua cái màn hình bé tẹo đã làm cho phần lớn chúng ta, trong đó có tôi, đánh mất những gì hay ho nhất trong con người mình. Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra khi các giác quan ngừng hoạt động. Tai không còn nghe, mắt không còn thấy, mũi không còn ngửi mùi, tay không còn sờ, miệng không còn nói. Cảm xúc sẽ chết đầu tiên. Mà cảm xúc chết rồi thì nói làm gì nữa. Nên phải tắt máy tính, đi ra ngoài để còn thấy, còn nghe, còn nói, còn sờ, còn ngửi!
Thế là chúng tôi đi.
O.o
Thủy thủ Tây Ban Nha lần đầu đặt chân đến vùng đất mà ngày nay là Buenos Aires vào đầu thế kỷ 16. Trong vòng gần 300 năm, họ giết gần hết người da đỏ bản địa, thống trị Á Căn Đình cũng như các vùng đất lân cận, dọn đường cho sự di cư ào ạt của người da trắng từ châu Âu sang "Thế giới mới".
Á Căn Đình giành độc lập từ người Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19. Trong suốt 100 năm sau đó, thông qua xuất khẩu thịt bò và nông sản, Á Căn Đình vươn lên trở thành một trong những quốc gia cường thịnh nhất thế giới. Cho đến tận đầu thế kỷ 20 thì chỉ có bảy quốc gia khác giàu có hơn Á Căn Đình (Bỉ, Thụy Sĩ, Anh và bốn thuộc địa cũ của Anh kể cả Mỹ). Năm 1909, thu nhập bình quân đầu người của Á Căn Đình gấp rưỡi Ý, gấp ba lần Nhật và gấp năm lần Brazil. Nhưng kinh tế Á Căn Đình tuộc dốc không phanh trong nửa sau thế kỷ 20. Cho đến năm 2000, thu nhập bình quân của Á Căn Đình chưa bằng phân nửa Nhật.
Chuyện gì đã xảy ra với Á Căn Đình? Tại sao một quốc gia được đánh giá có tiềm năng không thua gì Mỹ lại tụt hậu đến như vậy chỉ sau 100 năm? R nói Á Căn Đình bị phương Tây, đứng đầu là Mỹ, trừng phạt vì đã không ngả theo phe Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ II. Tổng thống Á Căn Đình lúc bấy giờ chỉ tuyên bố ủng hộ quân Đồng Minh vài ngày trước khi chiến tranh kết thúc. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ phần lớn người Á Căn Đình có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Ý và Đức, ba quốc gia thuộc hoặc ủng hộ phe Phát Xít. Sự trừng phạt này, nếu có, cùng với các chính sách kinh tế sai lầm và sự bất ổn chính trị với nhiều cuộc đảo chính tiếp nối bởi các chế độ độc tài trong một thời gian dài đã đẩy kinh tế Á Căn Đình rơi vào một cuộc đại khủng hoảng trong những năm chuyển giao thiên niên kỷ.
- Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất là chính phủ bất tài và tham nhũng.
- Thế người dân không làm gì sao? Ở đây có dân chủ mà đúng không? Anh cũng nói là hệ thống giáo dục ở đây rất tốt, mà lại miễn phí hoàn toàn ở cả bậc đại học, cho nên tôi nghĩ dân trí không phải là thấp.
- Họ biểu tình suốt đấy chứ, nhưng cũng không thay đổi được gì. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều người mất nhà cửa việc làm, phải sống dưới mức nghèo khổ. Cho nên mặc dù mỗi lần bầu cử đều có rất nhiều đảng phái tham gia ứng cử, nhưng các đảng lớn có nhiều tiền và nhiều quyền lực thường dễ dàng "mua" phiếu bầu của người nghèo.
- Như vậy cũng tốt chứ, vì họ giúp người nghèo mà?
- Không đâu. Thay vì tạo công ăn việc làm, họ chỉ cho thức ăn hoặc tiền. Không có cần câu thì vẫn sẽ đói sau khi ăn hết cá.
Giao thông ở đây làm tôi nhớ Sài Gòn. Xe cộ mạnh ai nấy chạy, không ai nhường ai, chen lấn vô tội vạ, có cảm giác cái chết lúc nào cũng đang chực chờ. Ra khỏi nước Mỹ mới thấy khâm phục người Mỹ. Đường xá, tổ chức giao thông, ý thức chấp hành luật lệ của người đi đường... có nhiều thứ người Mỹ làm tốt đến nỗi tôi không còn để ý đến và xem đó là chuyện hiển nhiên. Nhưng thôi, dẫu sao thì chúng tôi cũng đã đến được khách sạn một cách an toàn.
Bao cao su và tháp Obelisco (hình chôm từ Wikipedia) |
O.o
R đến đón tôi vào buổi chiều. Cũng hơn một năm rồi tôi mới gặp lại hắn, mặc dù hầu như ngày nào hai thằng cũng nói chuyện. Kể ra thì một năm chat trên mạng, dẫu có thân thiết đến đâu, vẫn không bằng một lần gặp gỡ ngoài đời. Công nghệ có hiện đại đến chừng nào vẫn không thể đem đến cho con người cái cảm giác ấm áp, bồi hồi khi siết tay và ôm chặt một người bạn. Vả lại con người trên mạng với con người ngoài đời đôi khi khác nhau một trời một vực.
Sau bao năm tham gia khắp các diễn đàn của người Việt trên mạng, tôi nghiệm ra rằng con người ngoài đời bao giờ cũng dễ thương cả. Có lẽ việc giao tiếp trong thinh lặng qua cái màn hình bé tẹo đã làm cho phần lớn chúng ta, trong đó có tôi, đánh mất những gì hay ho nhất trong con người mình. Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra khi các giác quan ngừng hoạt động. Tai không còn nghe, mắt không còn thấy, mũi không còn ngửi mùi, tay không còn sờ, miệng không còn nói. Cảm xúc sẽ chết đầu tiên. Mà cảm xúc chết rồi thì nói làm gì nữa. Nên phải tắt máy tính, đi ra ngoài để còn thấy, còn nghe, còn nói, còn sờ, còn ngửi!
Thế là chúng tôi đi.
Còn nhà thờ(!) này thì rất Ý. |
O.o
Thủy thủ Tây Ban Nha lần đầu đặt chân đến vùng đất mà ngày nay là Buenos Aires vào đầu thế kỷ 16. Trong vòng gần 300 năm, họ giết gần hết người da đỏ bản địa, thống trị Á Căn Đình cũng như các vùng đất lân cận, dọn đường cho sự di cư ào ạt của người da trắng từ châu Âu sang "Thế giới mới".
Á Căn Đình giành độc lập từ người Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19. Trong suốt 100 năm sau đó, thông qua xuất khẩu thịt bò và nông sản, Á Căn Đình vươn lên trở thành một trong những quốc gia cường thịnh nhất thế giới. Cho đến tận đầu thế kỷ 20 thì chỉ có bảy quốc gia khác giàu có hơn Á Căn Đình (Bỉ, Thụy Sĩ, Anh và bốn thuộc địa cũ của Anh kể cả Mỹ). Năm 1909, thu nhập bình quân đầu người của Á Căn Đình gấp rưỡi Ý, gấp ba lần Nhật và gấp năm lần Brazil. Nhưng kinh tế Á Căn Đình tuộc dốc không phanh trong nửa sau thế kỷ 20. Cho đến năm 2000, thu nhập bình quân của Á Căn Đình chưa bằng phân nửa Nhật.
Chuyện gì đã xảy ra với Á Căn Đình? Tại sao một quốc gia được đánh giá có tiềm năng không thua gì Mỹ lại tụt hậu đến như vậy chỉ sau 100 năm? R nói Á Căn Đình bị phương Tây, đứng đầu là Mỹ, trừng phạt vì đã không ngả theo phe Đồng Minh trong chiến tranh thế giới thứ II. Tổng thống Á Căn Đình lúc bấy giờ chỉ tuyên bố ủng hộ quân Đồng Minh vài ngày trước khi chiến tranh kết thúc. Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ phần lớn người Á Căn Đình có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, Ý và Đức, ba quốc gia thuộc hoặc ủng hộ phe Phát Xít. Sự trừng phạt này, nếu có, cùng với các chính sách kinh tế sai lầm và sự bất ổn chính trị với nhiều cuộc đảo chính tiếp nối bởi các chế độ độc tài trong một thời gian dài đã đẩy kinh tế Á Căn Đình rơi vào một cuộc đại khủng hoảng trong những năm chuyển giao thiên niên kỷ.
- Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất là chính phủ bất tài và tham nhũng.
- Thế người dân không làm gì sao? Ở đây có dân chủ mà đúng không? Anh cũng nói là hệ thống giáo dục ở đây rất tốt, mà lại miễn phí hoàn toàn ở cả bậc đại học, cho nên tôi nghĩ dân trí không phải là thấp.
- Họ biểu tình suốt đấy chứ, nhưng cũng không thay đổi được gì. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến cho nhiều người mất nhà cửa việc làm, phải sống dưới mức nghèo khổ. Cho nên mặc dù mỗi lần bầu cử đều có rất nhiều đảng phái tham gia ứng cử, nhưng các đảng lớn có nhiều tiền và nhiều quyền lực thường dễ dàng "mua" phiếu bầu của người nghèo.
- Như vậy cũng tốt chứ, vì họ giúp người nghèo mà?
- Không đâu. Thay vì tạo công ăn việc làm, họ chỉ cho thức ăn hoặc tiền. Không có cần câu thì vẫn sẽ đói sau khi ăn hết cá.
Phủ Tổng Thống, không biết xây theo trường phái kiến trúc nào. Biểu tình nhiều đến nỗi bây giờ họ phải rào kín lại. |
Comments