Suy nghĩ
Có bạn còm trong bài trước là "treo đầu dê bán thịt chó" là vi phạm pháp luật và phải bị xử lý. Tôi không rõ mức vi phạm khi bán hàng kém chất lượng là như thế nào và sẽ bị xử phạt ra sao, dẫu vậy tôi đồng ý với ý kiến này.
Nhưng tư tưởng không phải là đầu dê mà cũng chẳng phải là thịt chó!
Kiểm định bất kỳ loại hàng hóa nào, hàng tiêu dùng hay thực phẩm, cũng cần kiến thức, kinh nghiệm và những công cụ rất cụ thể. Hầu hết chúng ta đều phải giao lại việc đó cho những người có chuyên môn, với niềm tin rằng họ sẽ không để chúng ta ăn phải chất độc, mua phải hàng dỏm, v.v.
Thật tế thì không riêng gì hàng hóa, cuộc sống hiện đại khiến mỗi chúng ta đặt rất nhiều niềm tin, thường xuyên giao cả mạng sống của mình vào tay những người lạ. Ví dụ như bạn đi máy bay, dẫu muốn hay không thì bạn cũng phải tin vào khả năng của cơ trưởng và phải tin là đã có những người có trách nhiệm kiểm định khả năng của bác ấy.
Nhưng có một việc mà bạn không thể tin, không thể giao cho bất kỳ ai khác: suy nghĩ...
Tôi có một thằng bạn thân. Mỗi lần nó kêu ai làm cái gì đó mà không được thì nó hay chửi: đứa nào không X là con chó! Trong đó X có thể là đi câu cá, uống bia, chơi điện tử, v.v. Có một lần nó chửi một câu làm tôi thấy rất khoái (mặc dù nó chửi tôi): đứa nào không suy nghĩ là con chó!
Muốn tồn tại và có sức khỏe thì phải ăn và vận động. Muốn sống như một con người tự do, chứ không phải như con chó chủ kêu gì thì làm đó, thì phải suy nghĩ. Einstein cũng nói rằng dạy cách suy nghĩ độc lập là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục. Vậy phải suy nghĩ thế nào? Đây là một câu hỏi rất đáng để... suy nghĩ, mà tôi sẽ quay lại trong dịp khác.
Quay lại chuyện kiểm duyệt. Tôi dùng từ kiểm duyệt (censorship) chứ không phải kiểm định (testing) như ở trên. Trong tiếng Việt hai từ này có thể dùng thay thế cho nhau, nhưng trong tiếng Anh thì tôi chưa thấy ai dùng từ censorship để nói về chuyện kiểm tra chất lượng sản phẩm cả. Sự khác nhau này gợi ý rằng có lẽ đem chuyện kiểm định hàng hóa để so sánh với kiểm duyệt tư tưởng là một việc rất thiếu... suy nghĩ.
Nếu bạn cho rằng tư tưởng cũng giống như hàng hóa bình thường thôi, thì hãy tự hỏi tại sao đảng cầm quyền lại có hẳn một ban gọi là Ban Tư Tưởng Văn Hóa, sao họ không gọp chung lại thành Ban Tư Tưởng Văn Hóa và Thịt Chó. Đôi khi nhìn vào việc người ta làm sẽ giúp bạn hiểu được cái gì làm cho họ sợ hãi. Mà họ sợ cũng phải thôi. Lời nói có sức mạnh có thể làm thay đổi trời đất. Một cuốn sách có thể là nguồn cơ của nhiều cuộc cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đọc sách của Lenin rồi làm cách mạng ở Việt Nam, sử sách còn ghi.
Nhưng sách nói sai sự thật và có những tư tưởng rất xấu! Đó là bạn nghĩ như thế. Thử tưởng tượng một ai đó đọc sách của Lenin, kết luận rằng sách này rất xấu và tiêu hủy hết thì cụ Hồ lấy sách ở đâu mà đọc, lấy tư tưởng ở đâu mà làm cách mạng?
Bạn cũng đã nói những gì cần phải nói. Bây giờ là lúc im lặng, cho người khác một cơ hội đọc, nghĩ và tự rút ra kết luật của họ. Bởi vì tất cả chúng ta đều là con người, không cần và không thể để người khác nghĩ giùm.
Nhưng tư tưởng không phải là đầu dê mà cũng chẳng phải là thịt chó!
Kiểm định bất kỳ loại hàng hóa nào, hàng tiêu dùng hay thực phẩm, cũng cần kiến thức, kinh nghiệm và những công cụ rất cụ thể. Hầu hết chúng ta đều phải giao lại việc đó cho những người có chuyên môn, với niềm tin rằng họ sẽ không để chúng ta ăn phải chất độc, mua phải hàng dỏm, v.v.
Thật tế thì không riêng gì hàng hóa, cuộc sống hiện đại khiến mỗi chúng ta đặt rất nhiều niềm tin, thường xuyên giao cả mạng sống của mình vào tay những người lạ. Ví dụ như bạn đi máy bay, dẫu muốn hay không thì bạn cũng phải tin vào khả năng của cơ trưởng và phải tin là đã có những người có trách nhiệm kiểm định khả năng của bác ấy.
Nhưng có một việc mà bạn không thể tin, không thể giao cho bất kỳ ai khác: suy nghĩ...
Tôi có một thằng bạn thân. Mỗi lần nó kêu ai làm cái gì đó mà không được thì nó hay chửi: đứa nào không X là con chó! Trong đó X có thể là đi câu cá, uống bia, chơi điện tử, v.v. Có một lần nó chửi một câu làm tôi thấy rất khoái (mặc dù nó chửi tôi): đứa nào không suy nghĩ là con chó!
Muốn tồn tại và có sức khỏe thì phải ăn và vận động. Muốn sống như một con người tự do, chứ không phải như con chó chủ kêu gì thì làm đó, thì phải suy nghĩ. Einstein cũng nói rằng dạy cách suy nghĩ độc lập là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục. Vậy phải suy nghĩ thế nào? Đây là một câu hỏi rất đáng để... suy nghĩ, mà tôi sẽ quay lại trong dịp khác.
Quay lại chuyện kiểm duyệt. Tôi dùng từ kiểm duyệt (censorship) chứ không phải kiểm định (testing) như ở trên. Trong tiếng Việt hai từ này có thể dùng thay thế cho nhau, nhưng trong tiếng Anh thì tôi chưa thấy ai dùng từ censorship để nói về chuyện kiểm tra chất lượng sản phẩm cả. Sự khác nhau này gợi ý rằng có lẽ đem chuyện kiểm định hàng hóa để so sánh với kiểm duyệt tư tưởng là một việc rất thiếu... suy nghĩ.
Nếu bạn cho rằng tư tưởng cũng giống như hàng hóa bình thường thôi, thì hãy tự hỏi tại sao đảng cầm quyền lại có hẳn một ban gọi là Ban Tư Tưởng Văn Hóa, sao họ không gọp chung lại thành Ban Tư Tưởng Văn Hóa và Thịt Chó. Đôi khi nhìn vào việc người ta làm sẽ giúp bạn hiểu được cái gì làm cho họ sợ hãi. Mà họ sợ cũng phải thôi. Lời nói có sức mạnh có thể làm thay đổi trời đất. Một cuốn sách có thể là nguồn cơ của nhiều cuộc cách mạng. Nguyễn Ái Quốc đọc sách của Lenin rồi làm cách mạng ở Việt Nam, sử sách còn ghi.
Nhưng sách nói sai sự thật và có những tư tưởng rất xấu! Đó là bạn nghĩ như thế. Thử tưởng tượng một ai đó đọc sách của Lenin, kết luận rằng sách này rất xấu và tiêu hủy hết thì cụ Hồ lấy sách ở đâu mà đọc, lấy tư tưởng ở đâu mà làm cách mạng?
Bạn cũng đã nói những gì cần phải nói. Bây giờ là lúc im lặng, cho người khác một cơ hội đọc, nghĩ và tự rút ra kết luật của họ. Bởi vì tất cả chúng ta đều là con người, không cần và không thể để người khác nghĩ giùm.
Comments