Ba'o tie^'p tu.c chuo^'i
...Có mấy anh chàng mới học lớp 11 ở Hà Nội, nghe phong thanh ở đâu có tiệm internet nào thanh lý hoặc máy tính cũ quá "đát" là lần mò tìm tới. Trong cái đám rác công nghệ đó, có những thứ đã quá lạc hậu, có thứ thì hoạt động tậm tạch, thứ thì đã "chết" ngỏm từ đời nào rồi. Mấy chàng xin, mà nếu chủ không cho thì mua lại với giá bèo, rồi mang về nhà, chất đống quanh giường ngủ. Cái nào chạy được thì dùng, cái nào hỏng thì kỳ cạch sửa cho dùng được mới thôi. Nhìn đám máy móc ngổn ngang khắp nền nhà, và cả... vắt vẻo trên tường, có lẽ không ai gọi đó là máy tính. Nhưng với những cậu học sinh ấy, có máy "ghẻ" mà thỏa chí mày mò cũng đã sướng lắm rồi. Năm 1998, khi tiếp xúc với Google - một trang web tìm kiếm thuộc vào hàng "khủng long" - Nguyễn Quang Huy đã nung nấu ý định làm ra một trang web tìm kiếm dành cho người Việt đủ sức cạnh tranh với Google tại thị trường Việt Nam. Và nhóm Monova, gồm những người bạn thân có chung mục tiêu ấy, đã ra đời từ những ngày khó khăn như thế.
Sau một thời gian mày mò, đến năm 2003, chương trình đã chạy ngon lành tại nhà. Sau thêm 3 năm hoàn thiện, năm 2006, Quang Huy nghĩ tới việc phải tìm nhà đầu tư để có thể phát triển hơn nữa. Anh chàng đã gõ cửa nhiều quỹ đầu tư, nhiều doanh nghiệp, nhưng tới đâu cũng chỉ nhận được cái lắc đầu hoài nghi: "Cậu điên rồi. Định cạnh tranh với ai, chứ cạnh tranh với Google thì sao nổi!". Tháng 12.2006, khi biết anh Hoàng Quốc Việt, Tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Group ra Hà Nội công tác, Quang Huy tìm cách gặp, vừa trình bày bản demo, vừa thuyết trình. "Đây là người đầu tiên chịu ngồi nghe mình từ đầu đến cuối. Sau đó anh Việt có mời Huy vào Sài Gòn tham quan công ty. Và anh Việt đã chính thức đầu tư từ 4.2007, số tiền 500.000 USD cho giai đoạn 1" - Quang Huy cho biết. Nhờ có số tiền này mà nhóm đã nâng cấp thiết bị, để ngày 15.7.2006 bản thử nghiệm đã được đưa lên website cho cư dân mạng dùng thử và đánh giá. Và tháng 12.2006, ngay khi phiên bản chính thức ra đời, website này đã thu hút trên 20.000 người sử dụng.
Hehe, bồ 3do, bên ddth.com, nhại lại bài viết trên khá vui:
Ngày 13/1/2008 là một ngày kinh hoàng, quả bom tấn tên gọi Monava do Huy chế tạo được kích hoạt từ tòa soạn báo Thanh niên và tiếng nổ lan rộng ra khắp thế giới làm hàng trăm người té ghế, hàng ngàn người bị sặc.
Hôm nay báo Tuổi Trẻ cũng có đăng bài về cái vụ Monava này, với tựa đề khá sốc Monava: "Google Việt" hay tầm gửi?. Tuổi Trẻ có một điều rất thú vị, mà nếu ai quan sát kỹ sẽ thấy, đó là họ thường hay đăng những bài có nội dung trái ngược nhau. Bài viết mới này so với bài cũ Bùng nổ cỗ máy tìm kiếm tiếng Việt là một ví dụ điển hình.
Tuy cách đặt vấn đề của Tuổi Trẻ, như anh Châu Hồng Lĩnh chỉ ra, còn nhiều chỗ chưa hợp lý, nhưng bài báo này vẫn chứng minh rằng, Tuổi Trẻ biết lắng nghe ý kiến của đọc giả. Đây là sự khác biệt lớn của Tuổi Trẻ so với các tờ báo khác ở VN.
Vấn đề còn lại là Tuổi Trẻ, hay bất kỳ tờ báo nào khác, trước khi đăng tải những bài báo về khoa học - công nghệ - kỹ thuật hay bất kỳ lĩnh vực đòi hỏi chuyên môn cao, phải luôn lắng nghe, tham khảo ý kiến của chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực đó.
Các chuyên gia chưa bao giờ dành công việc viết báo của các nhà báo, nhưng có vẻ như một số nhà báo luôn tự tin nghĩ rằng họ đủ chuyên môn để làm thay công việc của các chuyên gia.
Comments