Động đất ở VN
Hôm rồi tôi có đọc cái topic "Động đất ở VN" trên diễn đàn Thanh niên xa mẹ, thấy nhiều điều thú vị phết. Tóm tắt lại để mọi người dễ hiểu: một em gái tên Chóng vào diễn đàn lớn có xu hướng *kháng khựa*, kêu gọi các anh trai chị gái ở đó đóng góp để cứu trợ cho nạn nhân trận động đất vừa rồi ở Trung Quốc. Có thể xem thêm tổng kết ở đây.
Tôi thấy cuộc tranh luận giữa em Chóng với các thành viên của TNXM thể hiện rất rõ bản chất của một cuộc tranh luận trên Internet. Nó có khá đầy đủ các cấp độ tranh luận khi hai phe không đồng ý với nhau, mà Paul Graham gọi là disagreement hierarchy. Em Chóng đưa ra các lập luận ABC, các bác khác đưa ra lập luận XYZ, nhưng có quá ít lập luận tập trung vào ý chính của toàn bộ topic "có nên quyên tiền cứu trợ cho TQ hay không?" mà chủ yếu là đả kích cá nhân, dè bỉu, xỉ vả và chửi bới lẫn nhau.
Cuối cùng những cuộc tranh luận thế này sẽ chẳng dẫn đến đâu, bởi những ý kiến duy lý tỉnh táo thường rất ít so với những nhận định cảm tính nóng giận. Và trong những ý kiến duy lý tỉnh táo đó, mỗi người lại nói một kiểu, dựa trên những nhận thức đã có sẵn trong đầu. Anh nào biết về tình hình chính trị giữa hai quốc gia, thì dựa vào đó để phán xét. Chị nào biết về cái gọi là những nỗi đau của nhân loại, thì dựa vào đó mà tranh luận. Mỗi bên nói một kiểu, chả ai chịu nghe ai.
Theo dõi cuộc tranh luận, có thể thấy hầu như chỉ có mỗi duy nhất em Chóng, cũng là người khởi xướng topic, cho rằng nên góp tiền để ủng hộ TQ. Tất cả những thành viên còn lại, gần cả trăm mạng chứ chẳng ít hơn, đều phản đối một cách kịch liệt. Rồi sau đó em Chóng bị Admin diễn đàn treo nick. Tại sao lại có những hành động như vậy?
Tôi nghĩ phần nhiều là do tâm lý bầy đàn (herd mentality). Khi số đông thành viên bày tỏ ý kiến phản bác và tức giận (so với một mình em Chóng ủng hộ), những thành viên còn lại, mặc dù không hiểu rõ nội dung tranh luận, sẽ tuân thủ theo ý kiến của số đông. Đừng coi thường tâm lý bầy đàn, nó có những ảnh hưởng rất lớn khi người ta ra quyết định sẽ ủng hộ hay phản đối một vấn đề hoặc một ai đó.
Trong một thí nghiệm nổi tiếng, Solomon Asch, một trong những nhà tâm lý xã hội học hàng đầu thế giới, đã cho thấy con người có xu hướng điều chỉnh nhận thức và ý kiến của mình theo ý kiến của số đông, bất chấp thực tế khách quan.
Trong thí nghiệm của mình, Solomon Asch chia các sinh viên ra thành từng nhóm nhỏ, từ 8 đến 10 người, đề nghị họ "kiểm tra thị lực", bằng cách yêu cầu họ cho biết đường thẳng nào trong 3 đường thẳng ở phía tay phải có chiều dài bằng với đường thẳng ở phía tay trái. Bạn cũng thấy rõ đây là việc rất dễ, và câu trả lời rất hiển nhiên.
Trong thực tế, ngoại trừ 1 sinh viên là đề tài kiểm tra ra, tất cả những người còn lại đều là "chim mồi" do Solomon gài vào, và cái nghiên cứu này thực tế là để kiểm tra xem anh sinh viên lẻ loi kia phản ứng thế nào khi đối diện với ý kiến luôn giống nhau (cùng đúng hoặc cùng sai) của đám chim mồi.
Mỗi nhóm sẽ được hỏi 18 lần với 18 bộ đường thẳng khác nhau, trong đó nhóm chim mồi được yêu cầu sẽ cùng trả lời sai trong 12 lần và anh sinh viên thí nghiệm được xếp ở vị trí gần cuối trong nhóm, để anh ta có thể nghe ý kiến của đám chim mồi trước. Có tất cả 50 nhóm chứa 50 anh sinh viên thí nghiệm như thế. Kết quả là trong 12 lần thử, có đến 37 trong số 50 sinh viên làm thí nghiệm ít nhất 1 lần *hùa* theo ý kiến sai của đám chim mồi, trong đó có đến 14 người trả lời sai trên 6 lần và trung bình một người trả lời sai 4 lần.
Nếu như một câu hỏi đơn giản như vậy mà, dưới áp lực của số đông, người ta vẫn có thể trả lời sai, thì những vấn đề phức tạp như mối quan hệ VN - TQ làm sao tránh khỏi việc a dua, hùa theo ý kiến (có vẻ có lý) của người khác. Do đó hành động phản đối tập thể của các thành viên TNXM là có thể hiểu được. Còn hành động treo nick của Admin thì sao?
"Thanh niên xa mẹ" có thể xem là một group, mà đối với một group muốn tồn tại và phát triển mạnh thì phải, theo Clay Shirkey dẫn lời W.R. Bion đã nhận xét (và tôi thấy là có lý), có kẻ thù và *tôn giáo* chung. Kẻ thù chung của số đông thành viên TNXM là khựa, và *kháng khựa* trở thành một thứ *tôn giáo*, ai tham gia diễn đàn cũng phải tuân theo, không cần phải bàn cãi. Gọi một cách văn hoa, đây chính là *bản sắc* của TNXM.
Việc em Chóng kêu gọi thể hiện "tình thương mến thương" với khựa đã chạm vào *tôn giáo* của TNXM, nên không khó hiểu để thấy tại sao Admin TNXM tống cổ em Chóng ra khỏi diễn đàn. Hành động của Admin TNXM là cần thiết, để bảo vệ cái group của họ. Bởi lẽ nếu như họ không loại trừ những thành viên đi ngược lại với quan điểm chung của group, thì đến một lúc nào đó, diễn đàn sẽ không còn kẻ thù chung, không còn common interest nữa, không còn giữ được bản sắc, hậu quả tất yếu là tan rã, hoặc tệ hơn, trở thành một cái chợ.
Vẫn còn kiên nhẫn đọc đến đây àh? Hehe cảm ơn nhé, còn một ý nữa thôi .
Một trong những ý chính của em Chóng là: không thể vì thù ghét chính phủ TQ mà thù ghét luôn tất cả người TQ. Nói cách khác, em Chóng lập luận, trong số hơn 1 tỉ người TQ, cũng có người tốt người xấu, chứ không phải ai cũng xấu như bọn "bay song phi vào người biểu tình chống TQ".
Tôi nghĩ không cần em Chóng nói ra, ai cũng hiểu rõ lý lẽ này. Bản thân tôi cũng thừa nhận là tôi có thành kiến không tốt, nếu không muốn nói là rất xấu, với người TQ (tôi đã đăng ký thành viên trên TNXM ;)), mặc dù tôi hiểu rõ rằng nơi đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Tại sao lại như thế nhỉ?
Khi bắt đầu tiếp xúc với một người TQ hoàn toàn không quen biết, hầu như trong não tôi không có bất kỳ dữ kiện nào về cá nhân của con người ấy. Dữ kiện duy nhất mà tôi có được là hai chữ TQ, nhưng nhiêu đó cũng đủ kích thích bộ não khiến tôi nhớ về những sự kiện như Hoàng Sa - Trường Sa hay chiến tranh Việt - Trung năm 1979, kể cả các sự kiện như Thiên An Môn, hay Cách Mạng Văn Hóa...nhớ về những tội ác mà người TQ đã gây ra cho người VN, nhớ lại những cảm xúc của tôi khi đọc tin tức bà con ngư dân bị bắn chết...thế là tôi ghét, vậy đó. Có thể hiểu là, tôi đã *nén* hơn 1,2 tỉ người TQ thành vài chục byte, chỉ lưu bao nhiêu đó trong bộ nhớ, và rất tiếc đa số là thông tin xấu.
Hơn nữa, người TQ từ vài ngàn năm nay có thể xem là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của người Việt. Nên rất có thể, về mặt sinh học, trong vô thức của người Việt, từ rất lâu đã hình thành một sự căm ghét người TQ. Thái độ ghét người TQ này càng có dịp được bùng phát trong vài năm trở lại đi, khi mà sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa khơi lại biết bao tội ác của người TQ đã gây ra cho người Việt. Đây chính là một biểu hiện của availability heuristic, kiểu như chúng ta chỉ nhớ và đánh giá cao những mối nguy hiểm được nói đến và hiển hiện trong trí nhớ.
PS: từ đầu đến giờ, tôi không nói đến chuyện có nên ủng hộ TQ hay không, bởi tôi cho rằng việc đó là quan điểm về đạo đức và cảm xúc cá nhân của mỗi người. Không thể có câu trả lời "có nên" hay "không nên", đúng hay sai trong những trường hợp thế này. Nếu cảm thấy việc đó là cần thiết, là phù hợp với lẽ sống của mình, thì cứ việc ta ta làm và đừng phán xét những người không làm là thiếu đạo đức hay thiếu tình thương yêu đồng loại. Ngược lại, nếu cảm thấy đó là việc nhảm nhí, thì cứ mặc kệ và đừng phán xét những người làm là vĩ cuồng, ảo tưởng hay ngu ngốc. Cả hai đều rất dở hơi, nhưng vẫn thua tôi .
Tôi thấy cuộc tranh luận giữa em Chóng với các thành viên của TNXM thể hiện rất rõ bản chất của một cuộc tranh luận trên Internet. Nó có khá đầy đủ các cấp độ tranh luận khi hai phe không đồng ý với nhau, mà Paul Graham gọi là disagreement hierarchy. Em Chóng đưa ra các lập luận ABC, các bác khác đưa ra lập luận XYZ, nhưng có quá ít lập luận tập trung vào ý chính của toàn bộ topic "có nên quyên tiền cứu trợ cho TQ hay không?" mà chủ yếu là đả kích cá nhân, dè bỉu, xỉ vả và chửi bới lẫn nhau.
Cuối cùng những cuộc tranh luận thế này sẽ chẳng dẫn đến đâu, bởi những ý kiến duy lý tỉnh táo thường rất ít so với những nhận định cảm tính nóng giận. Và trong những ý kiến duy lý tỉnh táo đó, mỗi người lại nói một kiểu, dựa trên những nhận thức đã có sẵn trong đầu. Anh nào biết về tình hình chính trị giữa hai quốc gia, thì dựa vào đó để phán xét. Chị nào biết về cái gọi là những nỗi đau của nhân loại, thì dựa vào đó mà tranh luận. Mỗi bên nói một kiểu, chả ai chịu nghe ai.
Theo dõi cuộc tranh luận, có thể thấy hầu như chỉ có mỗi duy nhất em Chóng, cũng là người khởi xướng topic, cho rằng nên góp tiền để ủng hộ TQ. Tất cả những thành viên còn lại, gần cả trăm mạng chứ chẳng ít hơn, đều phản đối một cách kịch liệt. Rồi sau đó em Chóng bị Admin diễn đàn treo nick. Tại sao lại có những hành động như vậy?
Tôi nghĩ phần nhiều là do tâm lý bầy đàn (herd mentality). Khi số đông thành viên bày tỏ ý kiến phản bác và tức giận (so với một mình em Chóng ủng hộ), những thành viên còn lại, mặc dù không hiểu rõ nội dung tranh luận, sẽ tuân thủ theo ý kiến của số đông. Đừng coi thường tâm lý bầy đàn, nó có những ảnh hưởng rất lớn khi người ta ra quyết định sẽ ủng hộ hay phản đối một vấn đề hoặc một ai đó.
Trong một thí nghiệm nổi tiếng, Solomon Asch, một trong những nhà tâm lý xã hội học hàng đầu thế giới, đã cho thấy con người có xu hướng điều chỉnh nhận thức và ý kiến của mình theo ý kiến của số đông, bất chấp thực tế khách quan.
Trong thí nghiệm của mình, Solomon Asch chia các sinh viên ra thành từng nhóm nhỏ, từ 8 đến 10 người, đề nghị họ "kiểm tra thị lực", bằng cách yêu cầu họ cho biết đường thẳng nào trong 3 đường thẳng ở phía tay phải có chiều dài bằng với đường thẳng ở phía tay trái. Bạn cũng thấy rõ đây là việc rất dễ, và câu trả lời rất hiển nhiên.
Trong thực tế, ngoại trừ 1 sinh viên là đề tài kiểm tra ra, tất cả những người còn lại đều là "chim mồi" do Solomon gài vào, và cái nghiên cứu này thực tế là để kiểm tra xem anh sinh viên lẻ loi kia phản ứng thế nào khi đối diện với ý kiến luôn giống nhau (cùng đúng hoặc cùng sai) của đám chim mồi.
Mỗi nhóm sẽ được hỏi 18 lần với 18 bộ đường thẳng khác nhau, trong đó nhóm chim mồi được yêu cầu sẽ cùng trả lời sai trong 12 lần và anh sinh viên thí nghiệm được xếp ở vị trí gần cuối trong nhóm, để anh ta có thể nghe ý kiến của đám chim mồi trước. Có tất cả 50 nhóm chứa 50 anh sinh viên thí nghiệm như thế. Kết quả là trong 12 lần thử, có đến 37 trong số 50 sinh viên làm thí nghiệm ít nhất 1 lần *hùa* theo ý kiến sai của đám chim mồi, trong đó có đến 14 người trả lời sai trên 6 lần và trung bình một người trả lời sai 4 lần.
Nếu như một câu hỏi đơn giản như vậy mà, dưới áp lực của số đông, người ta vẫn có thể trả lời sai, thì những vấn đề phức tạp như mối quan hệ VN - TQ làm sao tránh khỏi việc a dua, hùa theo ý kiến (có vẻ có lý) của người khác. Do đó hành động phản đối tập thể của các thành viên TNXM là có thể hiểu được. Còn hành động treo nick của Admin thì sao?
"Thanh niên xa mẹ" có thể xem là một group, mà đối với một group muốn tồn tại và phát triển mạnh thì phải, theo Clay Shirkey dẫn lời W.R. Bion đã nhận xét (và tôi thấy là có lý), có kẻ thù và *tôn giáo* chung. Kẻ thù chung của số đông thành viên TNXM là khựa, và *kháng khựa* trở thành một thứ *tôn giáo*, ai tham gia diễn đàn cũng phải tuân theo, không cần phải bàn cãi. Gọi một cách văn hoa, đây chính là *bản sắc* của TNXM.
Việc em Chóng kêu gọi thể hiện "tình thương mến thương" với khựa đã chạm vào *tôn giáo* của TNXM, nên không khó hiểu để thấy tại sao Admin TNXM tống cổ em Chóng ra khỏi diễn đàn. Hành động của Admin TNXM là cần thiết, để bảo vệ cái group của họ. Bởi lẽ nếu như họ không loại trừ những thành viên đi ngược lại với quan điểm chung của group, thì đến một lúc nào đó, diễn đàn sẽ không còn kẻ thù chung, không còn common interest nữa, không còn giữ được bản sắc, hậu quả tất yếu là tan rã, hoặc tệ hơn, trở thành một cái chợ.
Vẫn còn kiên nhẫn đọc đến đây àh? Hehe cảm ơn nhé, còn một ý nữa thôi .
Một trong những ý chính của em Chóng là: không thể vì thù ghét chính phủ TQ mà thù ghét luôn tất cả người TQ. Nói cách khác, em Chóng lập luận, trong số hơn 1 tỉ người TQ, cũng có người tốt người xấu, chứ không phải ai cũng xấu như bọn "bay song phi vào người biểu tình chống TQ".
Tôi nghĩ không cần em Chóng nói ra, ai cũng hiểu rõ lý lẽ này. Bản thân tôi cũng thừa nhận là tôi có thành kiến không tốt, nếu không muốn nói là rất xấu, với người TQ (tôi đã đăng ký thành viên trên TNXM ;)), mặc dù tôi hiểu rõ rằng nơi đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Tại sao lại như thế nhỉ?
Khi bắt đầu tiếp xúc với một người TQ hoàn toàn không quen biết, hầu như trong não tôi không có bất kỳ dữ kiện nào về cá nhân của con người ấy. Dữ kiện duy nhất mà tôi có được là hai chữ TQ, nhưng nhiêu đó cũng đủ kích thích bộ não khiến tôi nhớ về những sự kiện như Hoàng Sa - Trường Sa hay chiến tranh Việt - Trung năm 1979, kể cả các sự kiện như Thiên An Môn, hay Cách Mạng Văn Hóa...nhớ về những tội ác mà người TQ đã gây ra cho người VN, nhớ lại những cảm xúc của tôi khi đọc tin tức bà con ngư dân bị bắn chết...thế là tôi ghét, vậy đó. Có thể hiểu là, tôi đã *nén* hơn 1,2 tỉ người TQ thành vài chục byte, chỉ lưu bao nhiêu đó trong bộ nhớ, và rất tiếc đa số là thông tin xấu.
Hơn nữa, người TQ từ vài ngàn năm nay có thể xem là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của người Việt. Nên rất có thể, về mặt sinh học, trong vô thức của người Việt, từ rất lâu đã hình thành một sự căm ghét người TQ. Thái độ ghét người TQ này càng có dịp được bùng phát trong vài năm trở lại đi, khi mà sự kiện Hoàng Sa - Trường Sa khơi lại biết bao tội ác của người TQ đã gây ra cho người Việt. Đây chính là một biểu hiện của availability heuristic, kiểu như chúng ta chỉ nhớ và đánh giá cao những mối nguy hiểm được nói đến và hiển hiện trong trí nhớ.
PS: từ đầu đến giờ, tôi không nói đến chuyện có nên ủng hộ TQ hay không, bởi tôi cho rằng việc đó là quan điểm về đạo đức và cảm xúc cá nhân của mỗi người. Không thể có câu trả lời "có nên" hay "không nên", đúng hay sai trong những trường hợp thế này. Nếu cảm thấy việc đó là cần thiết, là phù hợp với lẽ sống của mình, thì cứ việc ta ta làm và đừng phán xét những người không làm là thiếu đạo đức hay thiếu tình thương yêu đồng loại. Ngược lại, nếu cảm thấy đó là việc nhảm nhí, thì cứ mặc kệ và đừng phán xét những người làm là vĩ cuồng, ảo tưởng hay ngu ngốc. Cả hai đều rất dở hơi, nhưng vẫn thua tôi .
Comments
Về sử dụng phần mềm nguồn mở trong giáo dục :http://ddth.com/showthread.php?t=242971
thăm dò việc sử dụng phần mềm không có bản quyền http://ddth.com/showthread.php?t=17970
Echip & Mediazone vi phạm bản quyền phần mềm trắng trợn http://ddth.com/showthread.php?t=227593
Cuộc chiến Ubuntu với gã khổng lồ Windows: http://ddth.com/showthread.php?t=244988
Chính em thấy mình dành khá nhiều thời gian cho những chủ đề ấy rồi. Vậy theo anh thì sao chẳng lẽ đều buông xuôi? Hi vọng anh cũng dành 1 chút thời gian đọc bài trong cái chợ ấy