Nhật ký trong nhà: nước Mỹ
Tình hình ở Mỹ càng lúc càng tệ. Hôm qua Trump yêu cầu dân chúng ở yên trong nhà cho đến hết tháng 4. Có lẽ trong lịch sử tị nạn chưa bao giờ Việt Kiều Mỹ lại mong chờ ngày "giải phóng" như lúc này.
Ở ổ dịch New York, mọi ngả đường đều dẫn về thành Rome. Thống đốc bang New York Andrew Cuomo đang được ca tụng vì các phát biểu và hành động hợp lòng dân, nhưng tôi ước gì ông ấy yêu cầu dân chúng ở yên trong nhà sớm hơn nữa.
Người New York có vẻ không tuân thủ lệnh ở yên trong nhà. Cách đây mấy hôm khi tàu cứu thương Comfort của hải quân Mỹ cập cảng New York, hàng trăm người tụ tập... coi và chụp hình. Dân hiếu kỳ bất kể sinh mạng ở đâu cũng có, thuyết tiến hóa Darwin không chỉ sai ở Việt Nam, bà con an tâm nha.
Bay Area và California yêu cầu dân ở yên trong nhà chỉ trước New York có vài ngày mà tỉ lệ lây nhiễm lẫn số người chết chỉ bằng 1/10 New York (có thể một phần là do nhiều kết quả test đang bị trễ, nhưng số người chết là một chỉ số đáng tin cậy). Thống đốc California Gavin Newsom xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi, không chỉ vì ông ấy đẹp trai. Chưa bao giờ tôi thấy yêu đàn ông như lúc này!
Nói về những người đàn ông của nước Mỹ mà không nói về Trump thì cũng... không thiếu sót gì lắm. Tôi thấy không công bằng khi đổ toàn bộ trách nhiệm vụ khủng hoảng cho Trump, vì nhiều chính phủ ở Châu Âu cũng không làm tốt hơn là mấy. Nhưng tôi thấy chỉ có điên mới tin Trump. Còn ngưỡng mộ Trump cần một bộ óc siêu phàm mà tôi có tu chín kiếp cũng không có được.
Năm nay là năm bầu cử ở Mỹ, Trump dành rất nhiều năng lượng và thời gian để tấn công bất kỳ ai và cái gì làm giảm khả năng tái đắt cử. Đó là thứ duy nhất Trump quan tâm, sau bàn tay nhỏ nhắn xinh xinh. Trump nói coronavirus là trò lừa đảo của đám Dân Chủ. Trump nói coronavirus chẳng có gì khác bệnh cúm mùa, vài ngày nữa là hết sạch. Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, Trump nói không sao, coronavirus đang được kiểm soát tốt ở Mỹ, Trump thấy thị trường đang rất tốt. Vài ngày sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Trump nói thật ra tao đã nhìn thấy đại dịch từ lâu rồi. Chẳng qua tao là người lạc quan, nên tao không muốn ai lo lắng, chỉ mình tao lo lắng cho đất nước này là đủ rồi hu hu tao khổ tâm lắm tụi bây biết không, tay tao ngày càng teo nè!
Công bằng mà nói thì trong vài ngày qua Trump đã thay đổi, trưởng thành lên rất nhiều. Có lẽ hình ảnh bệnh viện gần nhà Trump hồi nhỏ phải dùng xe 18 bánh để chở xác chết cuối cùng đã làm cho Trump hiểu được vấn đề nghiêm trọng đến cỡ nào. Cũng may là bên cạnh Trump còn có đội ngũ chuyên gia giỏi và Trump đủ thông minh để nghe lời họ.
Tôi nghĩ nếu nước Mỹ có vượt qua được đại nạn này, đó không phải là nhờ Trump, mà là bất chấp Trump (not because of Trump, but despite him)!
Một trong những sự kiện quan trọng nhất của chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra vào ngày 7/12/1941 ở Thái Bình Dương: Nhật đánh lén Mỹ ở Trân Châu Cảng, khi hai nước vẫn chưa tuyên bố chiến tranh.
Tại sao Nhật lại đánh Trân Châu Cảng? Vì hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang đóng ở đó và Nhật muốn đánh phủ đầu, vô hiệu hóa hải quân Mỹ. Người Nhật nghĩ rằng nếu họ đánh Anh và Hà Lan để giành dầu mỏ ở Đông Nam Á thì thể nào Mỹ cũng sẽ tham chiến, thành ra phải đánh Mỹ trước. Họ hi vọng trong vòng sáu tháng đến một năm sẽ đạt được mục tiêu: buộc Mỹ phải ký một hiệp định hòa bình có lợi cho Nhật. Họ không muốn đánh nhau quá lâu, vì họ biết rằng họ không phải là một đối thủ xứng tầm của người Mỹ.
Về mặt chiến thuật thì người Nhật đã thành công. Hơn hai ngàn lính Mỹ và dân thường thiệt mạng. Rất nhiều tàu chiến bị đánh chìm và hư hỏng nặng. Nhưng ở tầm chiến lược thì trận Trân Châu Cảng là một cơn ác mộng với người Nhật. Cú đánh lén của người Nhật chẳng những không thể hạ gục được Mỹ, mà còn có tác dụng như một cú hích đánh thức con Godzilla trong lòng nước Mỹ, khiến nó đùng đùng nổi giận, để rồi chỉ vài năm sau đó chính con quái thú khổng lồ này đã đốt trụi Tokyo và cả nước Nhật.
Sau này một vị đô đốc hải quân Nhật đã chua chát đúc kết rằng: "Chúng tôi thắng một trận vĩ đại ở Trân Châu Cảng để rồi thua luôn cả cuộc chiến".
Nước Mỹ hôm nay đang ở vào một thời khắc đầy thử thách như cách đây gần 80 năm. Coronavirus đã thắng trận đầu, nhưng liệu con quái thú Godzilla có bừng tỉnh để một lần nữa giúp người Mỹ thắng cả cuộc chiến? Liệu chính phủ và giới khoa học có thể tái lập một Dự án Manhattan để chế ra thuốc chữa hoặc vắc-xin?
Tận đáy lòng, tôi cảm thấy thật may mắn khi đang sống ở Mỹ vào lúc này. Với một người ham thích lịch sử, ít có gì thú vị bằng cơ hội được trải nghiệm những ngày tháng hậu Trân Châu Cảng ở Mỹ. Quê hương thứ hai của tôi sẽ làm gì để chiến đấu và chiến thắng? Tôi không biết nữa, nhưng tôi thấy hào hứng khi được tận mắt quan sát, học hỏi, chiêm nghiệm và đóng góp nhỏ nhoi vào cuộc chiến vệ quốc sẽ rất vĩ đại và đáng xem này.
Cầu bác Louis Pasteur sẽ phù hộ cho các nhà khoa học Mỹ!
(xem toàn bộ nhật ký)
Bay Area và California yêu cầu dân ở yên trong nhà chỉ trước New York có vài ngày mà tỉ lệ lây nhiễm lẫn số người chết chỉ bằng 1/10 New York (có thể một phần là do nhiều kết quả test đang bị trễ, nhưng số người chết là một chỉ số đáng tin cậy). Thống đốc California Gavin Newsom xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi, không chỉ vì ông ấy đẹp trai. Chưa bao giờ tôi thấy yêu đàn ông như lúc này!
Năm nay là năm bầu cử ở Mỹ, Trump dành rất nhiều năng lượng và thời gian để tấn công bất kỳ ai và cái gì làm giảm khả năng tái đắt cử. Đó là thứ duy nhất Trump quan tâm, sau bàn tay nhỏ nhắn xinh xinh. Trump nói coronavirus là trò lừa đảo của đám Dân Chủ. Trump nói coronavirus chẳng có gì khác bệnh cúm mùa, vài ngày nữa là hết sạch. Sau khi thị trường chứng khoán sụp đổ, Trump nói không sao, coronavirus đang được kiểm soát tốt ở Mỹ, Trump thấy thị trường đang rất tốt. Vài ngày sau khi ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, Trump nói thật ra tao đã nhìn thấy đại dịch từ lâu rồi. Chẳng qua tao là người lạc quan, nên tao không muốn ai lo lắng, chỉ mình tao lo lắng cho đất nước này là đủ rồi hu hu tao khổ tâm lắm tụi bây biết không, tay tao ngày càng teo nè!
Công bằng mà nói thì trong vài ngày qua Trump đã thay đổi, trưởng thành lên rất nhiều. Có lẽ hình ảnh bệnh viện gần nhà Trump hồi nhỏ phải dùng xe 18 bánh để chở xác chết cuối cùng đã làm cho Trump hiểu được vấn đề nghiêm trọng đến cỡ nào. Cũng may là bên cạnh Trump còn có đội ngũ chuyên gia giỏi và Trump đủ thông minh để nghe lời họ.
Tôi nghĩ nếu nước Mỹ có vượt qua được đại nạn này, đó không phải là nhờ Trump, mà là bất chấp Trump (not because of Trump, but despite him)!
Một trong những sự kiện quan trọng nhất của chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra vào ngày 7/12/1941 ở Thái Bình Dương: Nhật đánh lén Mỹ ở Trân Châu Cảng, khi hai nước vẫn chưa tuyên bố chiến tranh.
Tại sao Nhật lại đánh Trân Châu Cảng? Vì hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đang đóng ở đó và Nhật muốn đánh phủ đầu, vô hiệu hóa hải quân Mỹ. Người Nhật nghĩ rằng nếu họ đánh Anh và Hà Lan để giành dầu mỏ ở Đông Nam Á thì thể nào Mỹ cũng sẽ tham chiến, thành ra phải đánh Mỹ trước. Họ hi vọng trong vòng sáu tháng đến một năm sẽ đạt được mục tiêu: buộc Mỹ phải ký một hiệp định hòa bình có lợi cho Nhật. Họ không muốn đánh nhau quá lâu, vì họ biết rằng họ không phải là một đối thủ xứng tầm của người Mỹ.
Về mặt chiến thuật thì người Nhật đã thành công. Hơn hai ngàn lính Mỹ và dân thường thiệt mạng. Rất nhiều tàu chiến bị đánh chìm và hư hỏng nặng. Nhưng ở tầm chiến lược thì trận Trân Châu Cảng là một cơn ác mộng với người Nhật. Cú đánh lén của người Nhật chẳng những không thể hạ gục được Mỹ, mà còn có tác dụng như một cú hích đánh thức con Godzilla trong lòng nước Mỹ, khiến nó đùng đùng nổi giận, để rồi chỉ vài năm sau đó chính con quái thú khổng lồ này đã đốt trụi Tokyo và cả nước Nhật.
Sau này một vị đô đốc hải quân Nhật đã chua chát đúc kết rằng: "Chúng tôi thắng một trận vĩ đại ở Trân Châu Cảng để rồi thua luôn cả cuộc chiến".
Nước Mỹ hôm nay đang ở vào một thời khắc đầy thử thách như cách đây gần 80 năm. Coronavirus đã thắng trận đầu, nhưng liệu con quái thú Godzilla có bừng tỉnh để một lần nữa giúp người Mỹ thắng cả cuộc chiến? Liệu chính phủ và giới khoa học có thể tái lập một Dự án Manhattan để chế ra thuốc chữa hoặc vắc-xin?
Tận đáy lòng, tôi cảm thấy thật may mắn khi đang sống ở Mỹ vào lúc này. Với một người ham thích lịch sử, ít có gì thú vị bằng cơ hội được trải nghiệm những ngày tháng hậu Trân Châu Cảng ở Mỹ. Quê hương thứ hai của tôi sẽ làm gì để chiến đấu và chiến thắng? Tôi không biết nữa, nhưng tôi thấy hào hứng khi được tận mắt quan sát, học hỏi, chiêm nghiệm và đóng góp nhỏ nhoi vào cuộc chiến vệ quốc sẽ rất vĩ đại và đáng xem này.
Cầu bác Louis Pasteur sẽ phù hộ cho các nhà khoa học Mỹ!
(xem toàn bộ nhật ký)
Comments