Reuters: Chính phủ Việt Nam làm giảm tốc độ truy cập Facebook
James Pearson, trưởng đại diện Reuters ở Việt Nam, dẫn lời hai nguồn tin cho biết máy chủ của Facebook đặt ở Viettel và VNPT đã bị tắt trong vòng 7 tuần, từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 4 năm nay. Các máy chủ này chỉ được mở lại sau khi Facebook đồng ý tăng cường kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ".
Theo VietnamNet, khi người dân than phiền vào Facebook chập chờn, VNPT và Viettel đã giải thích như sau:
Trước những phàn nàn của người dùng Internet, mới đây một số nhà mạng lớn trong nước đã lên tiếng để trấn an người dùng.
Chia sẻ trên fanpage của mình, nhà mạng VNPT đưa ra lời giải thích, hiện tượng đường truyền Facebook không ổn định là do vấn đề kết nối tới máy chủ quốc tế. Đây cũng là cách lý giải được đưa ra bởi nhà mạng Viettel.
Cả VNPT và Viettel đều cho biết đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị đối tác liên quan để kiểm tra nhằm khác phục triệt để. Trên fanpage của mình, hai đơn vị này cũng ngỏ lời mong người sử dụng thông cảm.
Tại sao Facebook lại đặt máy chủ ở Việt Nam? Tôi không rõ thiết kế của Facebook, nhưng để tối ưu tốc độ phục vụ người dùng các công ty sẽ muốn đặt máy chủ càng gần người dùng càng tốt. Cách tốt nhất là thuê chỗ ở trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các máy chủ này thường sẽ không có chứa dữ liệu riêng tư của người dùng, mà chỉ chứa những nội dung mà ai cũng xem được. Khi các máy chủ này bị tắt đi, Facebook vẫn hoạt động được, nhưng tốc độ sẽ giảm xuống vì lúc này người dùng sẽ phải kết nối thẳng đến trung tâm dữ liệu của Facebook đặt ở Singapore, Đài Loan hay Hồng Kông.
Nếu thông tin Reuters đưa là chính xác, việc Facebook đồng ý kiểm duyệt đi ngược lại với cam kết bảo vệ tự do ngôn luận mà Mark Zukerberg đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu ở Georgetown University hồi tháng 10/2019. Tôi hi vọng Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ sẽ sớm có phiên điều trần về việc này.
Việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Facebook phải kiểm duyệt nội dung "chống chính phủ" mà không thể tự làm, chứng tỏ Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tự ý xóa nội dung hay truy cập dữ liệu người dùng Facebook để xác định ai đã gửi bài gì, rồi dùng "các biện pháp nghiệp vụ" để ngăn chặn họ. Đây có thể xem là một tin vui cho những ai vẫn đang còn kỳ vọng về một môi trường Internet tự do cho Việt Nam.
Tin Việt Nam tắt máy chủ của Facebook để tăng cường kiểm duyệt sẽ làm lu mờ hình ảnh một Việt Nam đang rất đẹp giữa đại dịch COVID-19. Quyết định này cho thấy rõ bản chất của Luật An ninh mạng. Luật này yêu cầu các công ty Internet quốc tế phải đặt máy chủ và dữ liệu người dùng ở Việt Nam và bây giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao những người tạo ra luật này muốn như vậy.
Kể từ đây về sau, có công ty Internet quốc tế nào còn muốn đầu tư lâu dài hay mở văn phòng ở Việt Nam? Máy tính tắt thì thôi, chứ có công ty nào muốn nhân viên của mình trở thành con tin. Tôi đã từng hỏi chính sách của Việt Nam như thế nào để rồi chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà Facebook vẫn không muốn vào Việt Nam? Hôm nay chúng ta đã có câu trả lời.
Nếu các công ty Internet quốc tế không mở văn phòng, không đầu tư, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam để phục vụ người Việt Nam tốt hơn, ai sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại này của người dân? Bao nhiêu người đang kiếm sống nhờ vào Facebook. Việc tắt máy chủ Facebook cũng đặt dấu chấm hết cho hi vọng thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon đem công nghệ vào Việt Nam. Không ai ngu đến nỗi đầu tư vài trăm triệu USD để rồi người khác muốn tắt là tắt. Thiếu một hạ tầng điện toán đám mây hiện đại sẽ khiến những nghị quyết 4.0 mãi vẫn còn nguyên giá trị.
Vai trò của Facebook ở Việt Nam không chỉ là nơi người ta gặp gỡ, trao đổi, kinh doanh, mua bán mà còn là nơi người dân tìm kiếm tự do và bình đẳng. Người Mỹ có thành ngữ "san phẳng sân chơi" (level the playing field), ý nói muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là bình đẳng đầu ra, tức là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu theo chủ nghĩa cộng sản duy lý nhã kỳ, mà cũng không có nghĩa là bình đẳng đầu vào, vì không có cách nào khiến người sinh ra ở Chắc Cà Đao cũng có nhiều cơ hội như người sinh ra ở Sài Gòn. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về luật chơi.
Luật chơi ở Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn câu vè mà ai cũng đã từng nghe:
Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Đứng chót trí tuệ
Bao nhiêu bất công, oan trái, trì trệ của xã hội có thể truy ra nguồn gốc từ luật chơi oái ăm này. Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam. Ở đâu và thời nào thì người có tiền, có quyền và có quan hệ cũng muốn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ, nhưng một xã hội thông minh sẽ thiết lập các thể chế để ngăn chặn, phát hiện và xử lý bọn chơi ăn gian. Họ sẽ có tam quyền phân lập. Họ sẽ đặt chính phủ dưới sự kiểm soát của các đảng phái chính trị đối lập. Họ sẽ có những tờ báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát chính quyền và tất cả những ai muốn chơi xấu. Việt Nam thiếu tất cả những thể chế như vậy, thành ra người Việt chưa bao giờ có một sân chơi bình đẳng.
Mọi chuyện chỉ thay đổi cho đến khi Internet và Facebook (và YouTube) du nhập vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong vài chục năm qua, người Việt Nam có một sân chơi mà trí tuệ là tiêu chí hàng đầu. Ai có tài năng hay ý kiến mới, người đó có sân khấu và vài chục triệu khán giả. Nói không ngoa, đây là thay đổi tích cực nhất về tự do dân chủ, công bằng xã hội ở Việt Nam kể từ ngày đổi mới. Tắt máy chủ Facebook là cách nhanh nhất triệt tiêu những thay đổi tích cực này.
Rõ ràng một quyết định gây nhiều thiệt hại như vầy phải được Chính phủ Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng. Tôi hi vọng Chính phủ sẽ công bố lợi ích vĩ đại của việc tắt máy chủ Facebook ngoại trừ tiết kiệm điện và giải thích tại sao người dân Việt Nam phải chấp nhận hi sinh lợi ích kinh tế và tự do cá nhân để Chính phủ kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ" trên Facebook. Người dân hết sức quan tâm đến sức khỏe tâm thần của lãnh đạo, nếu biết lãnh đạo không thích "ăn" chửi, tôi tin họ sẽ không chửi thẳng nữa đâu, mà sẽ chuyển qua chửi đổng. Lợi cả đôi đường, dân vẫn được chửi để giải tỏa, lãnh đạo vẫn được quyền nghĩ "chắc nó chừa mình ra". Ít nhất là cho đến hết Đại hội Đảng.
Khi Luật An ninh mạng còn là bản thảo, tôi đã dự đoán Facebook sẽ không bị chặn hẳn nhưng sẽ bị làm chậm, nhưng thú thật từ lúc nghe tin này đến giờ tôi vẫn còn choáng váng, vì không ngờ cá mập ở Biển Đông lại làm việc cho Chính phủ Việt Nam. Trump có Space Force thì Việt Nam cũng ngạo nghễ có kém gì với Shark Force. Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm duyệt Facebook, hi vọng Chính phủ sẽ điều động đội quân cá mập này ra cắn bớt tàu chiến và dàn khoan của nước lạ đang ra vô Biển Đông như cái chợ.
Theo VietnamNet, khi người dân than phiền vào Facebook chập chờn, VNPT và Viettel đã giải thích như sau:
Trước những phàn nàn của người dùng Internet, mới đây một số nhà mạng lớn trong nước đã lên tiếng để trấn an người dùng.
Chia sẻ trên fanpage của mình, nhà mạng VNPT đưa ra lời giải thích, hiện tượng đường truyền Facebook không ổn định là do vấn đề kết nối tới máy chủ quốc tế. Đây cũng là cách lý giải được đưa ra bởi nhà mạng Viettel.
Cả VNPT và Viettel đều cho biết đang tích cực phối hợp cùng các đơn vị đối tác liên quan để kiểm tra nhằm khác phục triệt để. Trên fanpage của mình, hai đơn vị này cũng ngỏ lời mong người sử dụng thông cảm.
Tại sao Facebook lại đặt máy chủ ở Việt Nam? Tôi không rõ thiết kế của Facebook, nhưng để tối ưu tốc độ phục vụ người dùng các công ty sẽ muốn đặt máy chủ càng gần người dùng càng tốt. Cách tốt nhất là thuê chỗ ở trung tâm dữ liệu của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các máy chủ này thường sẽ không có chứa dữ liệu riêng tư của người dùng, mà chỉ chứa những nội dung mà ai cũng xem được. Khi các máy chủ này bị tắt đi, Facebook vẫn hoạt động được, nhưng tốc độ sẽ giảm xuống vì lúc này người dùng sẽ phải kết nối thẳng đến trung tâm dữ liệu của Facebook đặt ở Singapore, Đài Loan hay Hồng Kông.
Nếu thông tin Reuters đưa là chính xác, việc Facebook đồng ý kiểm duyệt đi ngược lại với cam kết bảo vệ tự do ngôn luận mà Mark Zukerberg đã nhấn mạnh trong một bài phát biểu ở Georgetown University hồi tháng 10/2019. Tôi hi vọng Ủy ban Việt Nam của Quốc hội Mỹ sẽ sớm có phiên điều trần về việc này.
Việc Chính phủ Việt Nam yêu cầu Facebook phải kiểm duyệt nội dung "chống chính phủ" mà không thể tự làm, chứng tỏ Chính phủ Việt Nam vẫn chưa thể tự ý xóa nội dung hay truy cập dữ liệu người dùng Facebook để xác định ai đã gửi bài gì, rồi dùng "các biện pháp nghiệp vụ" để ngăn chặn họ. Đây có thể xem là một tin vui cho những ai vẫn đang còn kỳ vọng về một môi trường Internet tự do cho Việt Nam.
Tin Việt Nam tắt máy chủ của Facebook để tăng cường kiểm duyệt sẽ làm lu mờ hình ảnh một Việt Nam đang rất đẹp giữa đại dịch COVID-19. Quyết định này cho thấy rõ bản chất của Luật An ninh mạng. Luật này yêu cầu các công ty Internet quốc tế phải đặt máy chủ và dữ liệu người dùng ở Việt Nam và bây giờ thì chúng ta đã hiểu tại sao những người tạo ra luật này muốn như vậy.
Kể từ đây về sau, có công ty Internet quốc tế nào còn muốn đầu tư lâu dài hay mở văn phòng ở Việt Nam? Máy tính tắt thì thôi, chứ có công ty nào muốn nhân viên của mình trở thành con tin. Tôi đã từng hỏi chính sách của Việt Nam như thế nào để rồi chỉ yêu cầu mở văn phòng thôi, chứ chưa nói đầu tư hay chuyển giao công nghệ gì, mà Facebook vẫn không muốn vào Việt Nam? Hôm nay chúng ta đã có câu trả lời.
Nếu các công ty Internet quốc tế không mở văn phòng, không đầu tư, xây dựng hạ tầng ở Việt Nam để phục vụ người Việt Nam tốt hơn, ai sẽ chịu trách nhiệm về thiệt hại này của người dân? Bao nhiêu người đang kiếm sống nhờ vào Facebook. Việc tắt máy chủ Facebook cũng đặt dấu chấm hết cho hi vọng thuyết phục các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon đem công nghệ vào Việt Nam. Không ai ngu đến nỗi đầu tư vài trăm triệu USD để rồi người khác muốn tắt là tắt. Thiếu một hạ tầng điện toán đám mây hiện đại sẽ khiến những nghị quyết 4.0 mãi vẫn còn nguyên giá trị.
Vai trò của Facebook ở Việt Nam không chỉ là nơi người ta gặp gỡ, trao đổi, kinh doanh, mua bán mà còn là nơi người dân tìm kiếm tự do và bình đẳng. Người Mỹ có thành ngữ "san phẳng sân chơi" (level the playing field), ý nói muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người. Bình đẳng ở đây không có nghĩa là bình đẳng đầu ra, tức là làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu theo chủ nghĩa cộng sản duy lý nhã kỳ, mà cũng không có nghĩa là bình đẳng đầu vào, vì không có cách nào khiến người sinh ra ở Chắc Cà Đao cũng có nhiều cơ hội như người sinh ra ở Sài Gòn. Bình đẳng ở đây là bình đẳng về luật chơi.
Luật chơi ở Việt Nam có thể tóm gọn trong bốn câu vè mà ai cũng đã từng nghe:
Thứ nhất hậu duệ
Thứ nhì quan hệ
Thứ ba tiền tệ
Đứng chót trí tuệ
Bao nhiêu bất công, oan trái, trì trệ của xã hội có thể truy ra nguồn gốc từ luật chơi oái ăm này. Đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam. Ở đâu và thời nào thì người có tiền, có quyền và có quan hệ cũng muốn thay đổi luật chơi theo hướng có lợi cho họ, nhưng một xã hội thông minh sẽ thiết lập các thể chế để ngăn chặn, phát hiện và xử lý bọn chơi ăn gian. Họ sẽ có tam quyền phân lập. Họ sẽ đặt chính phủ dưới sự kiểm soát của các đảng phái chính trị đối lập. Họ sẽ có những tờ báo độc lập, những tổ chức xã hội dân sự để kiểm soát chính quyền và tất cả những ai muốn chơi xấu. Việt Nam thiếu tất cả những thể chế như vậy, thành ra người Việt chưa bao giờ có một sân chơi bình đẳng.
Mọi chuyện chỉ thay đổi cho đến khi Internet và Facebook (và YouTube) du nhập vào Việt Nam. Lần đầu tiên trong vài chục năm qua, người Việt Nam có một sân chơi mà trí tuệ là tiêu chí hàng đầu. Ai có tài năng hay ý kiến mới, người đó có sân khấu và vài chục triệu khán giả. Nói không ngoa, đây là thay đổi tích cực nhất về tự do dân chủ, công bằng xã hội ở Việt Nam kể từ ngày đổi mới. Tắt máy chủ Facebook là cách nhanh nhất triệt tiêu những thay đổi tích cực này.
Rõ ràng một quyết định gây nhiều thiệt hại như vầy phải được Chính phủ Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng. Tôi hi vọng Chính phủ sẽ công bố lợi ích vĩ đại của việc tắt máy chủ Facebook ngoại trừ tiết kiệm điện và giải thích tại sao người dân Việt Nam phải chấp nhận hi sinh lợi ích kinh tế và tự do cá nhân để Chính phủ kiểm duyệt các nội dung "chống chính phủ" trên Facebook. Người dân hết sức quan tâm đến sức khỏe tâm thần của lãnh đạo, nếu biết lãnh đạo không thích "ăn" chửi, tôi tin họ sẽ không chửi thẳng nữa đâu, mà sẽ chuyển qua chửi đổng. Lợi cả đôi đường, dân vẫn được chửi để giải tỏa, lãnh đạo vẫn được quyền nghĩ "chắc nó chừa mình ra". Ít nhất là cho đến hết Đại hội Đảng.
Khi Luật An ninh mạng còn là bản thảo, tôi đã dự đoán Facebook sẽ không bị chặn hẳn nhưng sẽ bị làm chậm, nhưng thú thật từ lúc nghe tin này đến giờ tôi vẫn còn choáng váng, vì không ngờ cá mập ở Biển Đông lại làm việc cho Chính phủ Việt Nam. Trump có Space Force thì Việt Nam cũng ngạo nghễ có kém gì với Shark Force. Sau khi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kiểm duyệt Facebook, hi vọng Chính phủ sẽ điều động đội quân cá mập này ra cắn bớt tàu chiến và dàn khoan của nước lạ đang ra vô Biển Đông như cái chợ.
Comments
Anh em phần mềm đều biết ở VN có vài chục triệu người dùng thì việc có các server để caching là việc gần như bắt buộc.
Tuy nhiên có một số việc em vẫn thắc mắc ở cả hai phía, nếu có thể mong anh giải thích thêm:
1. Liệu doanh thu của Facebook ở Việt Nam có được gắn vào phía Singapore, và đóng thuế cho phía Singapore, nếu vậy thì quá thiệt thòi cho Việt Nam.
2. Có vẻ như Facebook ko có pháp nhân ở Việt Nam, vậy Viettel, VNPT cung cấp server cho Facebook liệu có trái luật? và Chính Phủ Việt Nam có thẩm quyền tắt server của Facebook?
Thanks anh vì bài viết, chúc anh sức khỏe.
Tôi không rõ doanh thu của FB được tính thế nào, nhưng tôi nghĩ thu thuế khác với việc tắt máy chủ. Muốn thu thuế trước tiên phải làm sao người ta cảm thấy an toàn kinh doanh ở nhà mình đã.
Tôi đã từng hỏi, sau đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã hỏi [1] chính sách như thế nào mà không chỉ Facebook nhưng ngay cả nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam cũng đều đăng ký ở Singapore. Không chỉ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và Myanmar đều có văn phòng Facebook và các công ty Internet lớn của thế giới, chỉ có mỗi Việt Nam là không.
>2. Có vẻ như Facebook ko có pháp nhân ở Việt Nam, vậy Viettel, VNPT cung cấp server cho Facebook liệu có trái luật? và Chính Phủ Việt Nam có thẩm quyền tắt server của Facebook?
Tôi không chắc lắm. Xem ở [2] thì thấy công ty Việt Nam vẫn có thể ký hợp đồng với công ty nước ngoài không có pháp nhân ở Việt Nam.
[1] https://vnhacker.blogspot.com/2019/01/chao-thu-tuong.html
[2] https://luatminhkhue.vn/tu-van-ve-ky-hop-dong-voi-cong-ty-nuoc-ngoai-chua-co-phap-nhan-tai-viet-nam-.aspx
Về thuế nộp cho CP Vietnam, thì cả FB và GG đều không nộp. Oan trái hơn, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của FB và GG sẽ phải "nộp thay" theo quy định về thuế nhà thầu (foreign contractor tax).
Công thức tính lằng nhằng nhưng sẽ vào khoảng ~10.5% topup lên trên chi phí doanh nghiệp đã trả cho FB, GG. Tội doanh nghiệp!
Lý thuyết thì CP bảo đây là khoản mà doanh nghiệp "nộp thay", và doanh nghiệp đề nghị FB, GG trả lại cho mình khoản này. Trên thực tế, em biết là chuyện "trả lại" đó rất hiểm khi xảy ra.
1. Em đồng ý với anh về việc ko nên kiểm duyệt nội dung vì chúng ta đều ko muốn giống Trung Quốc.
2. Vì bài viết anh nói về sân chơi công bằng, nên em muốn nói về việc cách chơi của Facebook có công bằng, đẹp với VN ko? Sorry anh nếu hơi đi xa tý.
2.1. Facebook chiếm thị phần lớn về mạng xã hội và quảng cáo ở VN nhưng ko đóng thuế.
Giả sử có một doanh nghiệp ở VN cũng có mô hình kinh doanh giống Facebook, doanh thu lớn phát sinh ở VN nhưng mở trụ sở ở một thiên đường thuế nào đó và đóng thuế? Điều đó có chấp nhận được và công bằng cho các công ty khác.
2.2. Có rất nhiều tập đoàn khổng lồ về công nghệ, internet, ... hiện diện ở VN và tuần thủ pháp luật, ví dụ: Apple, Amazon, Microsoft, Cisco, Visa, Mastercard, Intel... đơn giản là họ có lợi ích từ thị trường Việt Nam.
2.3. Facebook dường như ko quan tâm nhiều đến customer support ở Việt Nam, việc bản đồ HS, TS họ lấy từ OpenStreetMap vừa rồi là ví dụ.
3. Để đi đến một thỏa thuận hợp lý thì nó cần bắt nguồn từ cả hai phía. Chính phủ nên bỏ ý định kiểm duyệt nội dung, còn Facebook đừng lấy người dùng Việt Nam (quá nhiều người dùng) ra làm con tim trên bàn đàm phán. Những công ty như FB giờ quá giàu và nhiều quyền lực nhưng cũng nên hiểu Việt Nam là nước độc lập, chủ quyền và có pháp luật.
Anyway, thanks anh nhiều.
Tập trung vào FB sẽ nhìn thấy cây mà không thấy rừng, vì dẫu có giải quyết được mâu thuẫn giữa FB vs Chính phủ Việt Nam thì mâu thuẫn lớn hơn giữa Chính phủ Việt Nam và người dân Việt Nam sẽ vẫn còn đó, nó không diễn ra trên FB thì sẽ diễn ra ở một chỗ khác trên Internet.
Vấn đề không phải là Chính phủ Việt Nam muốn kiểm duyệt còn FB muốn trốn/tránh thuế, mà là Chính phủ Việt Nam muốn kiểm duyệt còn người dân Việt Nam có được tự do trên Internet. Bây giờ nếu không xài FB mà chuyển sang Zalo thì vấn đề FB sẽ biến mất nhưng vấn đề tự do vẫn còn.
Nhu cầu kiểm duyệt của Chính phủ Việt Nam gây phương hại không chỉ cho quyền tự do của người dân mà cho cả hình ảnh và kinh tế Việt Nam. Đó là chuyện không nên làm, dẫu trên Zalo hay trên FB.
Tôi luôn ủng hộ quyền lợi của đất nước Việt Nam và của người dân Việt Nam, nhưng tôi nghĩ trong chuyện kiểm duyệt quyền lợi của Chính phủ Việt Nam đang không aligned với quyền lợi của đất nước Việt Nam và người dân Việt Nam. Có thể không phải họ cố ý như vậy, tôi vẫn có cảm tình tốt với những lãnh đạo mà tôi đã gặp, nhưng nếu họ không biết thì càng phải nói cho họ hiểu. Chính phủ Việt Nam cũng có 5-7 thành phần, tôi tin chắc không phải ai cũng ủng hộ chuyện kiểm duyệt này.
Còn vấn đề doanh nghiệp có đầu tư vào VN hay ko đó là chuyện của họ. Họ cảm thấy lợi ích thì sẽ đầu tư thôi. Và luật pháp mỗi nước mỗi khác nếu doanh nghiệp không phù hợp sẽ ko đầu tư vào VN. FB hiện tại đang hoạt động chui cạnh tranh ko lành mạnh với doanh nghiệp nội.
Tức là bạn đồng ý để chính phủ quyết định bạn được đọc gì, xem gì và suy nghĩ về vấn đề gì? Nếu chính phủ cấm bạn đọc blog của tôi vì nó gây "bất ổn chính trị", bạn có ủng hộ không?
>"Muốn chơi thì phải chơi theo luật".
Nhưng luật gây hại cho người dân và cho cả Việt Nam. Bạn nên suy nghĩ thêm về sự khác biệt và mối quan hệ giữa đất nước, nhà nước và dân chúng.
Ý bạn là xử lý thế nào nếu có người gửi thông tin "chống chính phủ" lên Facebook? Tùy thuộc vào định nghĩa thế nào là "thông tin chống chính phủ", tôi sẽ không làm gì cả hoặc sẽ yêu cầu Facebook triển khai Fact Check [1] ở Việt Nam.
Chính phủ có quân đội, có công an, có báo chí, có giáo dục và cả pháp luật trong tay. Người dân chỉ có cái miệng thôi bạn ơi. Bây giờ mà còn kêu Facebook cấm người ta được nói nữa thì coi không đặng.
[1] https://www.facebook.com/help/publisher/182222309230722
Câu đầu bạn nói là chưa có khảo sát, câu thứ hai lại kết luận ngay "đa số".
Ví dụ vấn đề chặn (làm chậm) FB để hạn chế dần các thông tin sai lệch và nếu có thể thì người dùng VN chuyển dần sang dùng mạng xã hội nội địa, thì với tầng lớp trí thức như Thái có đề xuất gì ko, thay vì chỉ trích và chán nản?
Tại sao dùng mạng xã hội nội địa thì hạn chế được "thông tin sai lệch"?
Câu đầu bạn nói là chưa có khảo sát, câu thứ hai lại kết luận ngay "đa số". "
Về mặt logic, không có sự phủ định lẫn nhau nào trong hai câu này: việc đa số có mối quan tâm khác là rõ ràng vs. không có thông tin nào về việc đa số đòi hỏi quyền tự do ngôn luận.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm & lăng kính của em, sự vật nào cũng có 2 mặt.
Và mặt trái của của freedom là nếu đặt vào sai vị trí, nó có thể dẫn đến chaos.
Freedom phù hợp nếu 1 cá nhân có ý thức và có tư duy, năng lực kiểm soát hành vi hành động đúng đắn.
Nhưng đại bộ phận dân trí việt nam còn nhiều vấn đề lắm.
Đăt vào tay nhưng người ko có năng lực nhận thức only make thing worse.
Dù sao thì Google hay Facebook vẫn là các cty của một quốc gia khác, chưa kể là của một quốc gia mới có mấy chục năm trước còn đánh nhau với mình. Đứng trước tình trạng quyền lực của các cty này càng lúc càng lớn, việc thả nổi cho họ hoạt động theo tôi là hạ sách.
Sự lịch thiệp và tôn trọng luật lệ luôn luôn chỉ hiển thị trên bề mặt, còn thực tế thì mọi thứ vẫn như một khu rừng, mọi con thú phải làm mọi cách để sinh tồn. VN, nhất là VN của CS, không phải là một quốc gia lớn. Nếu TQ là một con rồng, Mỹ là một con diều hâu, thì VN chỉ là một con chồn, hoặc một con chuột. Sử dụng các chiến thuật hợp với sức vóc của mình theo tôi là điều đúng đắn thôi.
Facebook hay Google là các đối tượng trung gian của câu chuyện này nhưng dĩ nhiên là nó không thể tách rời.Tuy nhiên không nên đi quá sâu về vấn đề nộp thuế của họ ở đây - vì đó là một câu chuyện khác, câu chuyện giữa doanh nghiệp đa quốc gia với chính phủ địa phương.
Toàn dân sử dụng FB ghê quá, bạn thử nghĩ đi, nếu toàn dân không dùng FB thì chúng ta cũng không có chuyện này để mà bàn tới :P
Tại sao phương Tây thấy việc này là vô lý bởi vì họ hiếm khi có tình trạng ai đó được trả tiền để suốt ngày bêu xấu chính phủ hoặc bình luận những cái vô bổ, trong khi đó, tại VN thì nhiều, cả chính quyền cũng tham gia vào cuộc chơi lộn xộn này.
Lẽ ra nên có việc hàng năm các chính phủ nên trao đổi quan chức cho nhau để người ta hiểu nhau về các vận hành xã hội của nhau, để thấy rằng không phải ý chí của một cá nhân hay nhóm người nào đó là có thể tốt cho xã hội được, nó phải là sự chung tay cả nhiều thế hệ, nhiều nhà tư tưởng, trí thức, khoa học và cả dân ngu khu đen.
Luôn ủng hộ và theo dõi anh. Cảm ơn anh nhiều vì các đóng góp cho nước nhà và thế giới.
Đọc bài blog này có lẽ a nhìn theo một góc nhìn hoàn toàn khác đối với những người dân ở trong nước và chưa bao giờ ra nước ngoài như e. Ở đây thì e xin được chia sẻ một góc nhìn khác về việc các nhà mạng tắt máy chủ Facebook để yêu cầu Facebook chơi theo luật của Việt Nam
Thứ nhất một doanh nghiệp làm ăn trên đất nước Việt Nam, có lợi ích kinh tế trên Việt Nam thì phải đóng thuế. Tất cả đều đang làm như vậy nhưng Facebook, Google thì không hàng năm 2 công ty này kiếm được hàng trăm triệu đô nhưng không hề đóng một đồng thuế nào cho Việt Nam. Các comment phía trên có nói về vấn đề các doanh nghiệp đóng thuế thay facebook và a có nói là các doanh nghiệp còn sống thì Facebook Google cũng còn sống và chính phủ vẫn thu được thuế. Cái này theo em thì hoàn toàn sai vì thứ nhất rất rất nhiều liệu số đó đáng được bao nhiêu so với con số hàng trăm triệu đô
Thứ hai về việc kiểm duyệt một số thông tin trên facebook. A luôn nói đến quyền tự do ngôn luận nhưng liệu rằng a có để ý đến việc tự do ngôn luận nó khác với việc thích nói gì thì nói. Tự do ngôn luận khác với việc xúc phạm người khác, tự do ngôn luận khác với việc ăn không nói có và tự do ngôn luận hay gì thì vẫn phải đảm bảo một điều đó là lợi ích của quốc gia, của dân tộc không bị tổn hại. Liệu có bao giờ a nghĩ tới điều đó. Thời gian gần đây rộ lên vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam khi bản đồ lưỡi bò được facebook đưa vào trang quản trị cho các nhà quảng cáo, lên face thì nhan nhản những nội dung độc hại đổi trắng thay đen về lịch sử. A chỉ quan tâm về tự do ngôn luận còn e thì quan tâm đến việc nếu môi trường mạng không thay đổi và ở trong tầm kiểm soát thì liệu rằng vài chục năm nữa giới trẻ khi ấy có đạp đổ bỏ hết các công lao mà cha ông dựng nước đã tạo ra hay không. Sẽ thế nào nếu các cháu vừa mở mắt ra và bảo rằng đánh đuổi giặc mỹ, giặc pháp là sai và cứ để cho người mỹ người pháp ở lại thống trị việt nam thì mới có tự do ngôn luận
=> Nếu chuyện đó xảy ra chỉ có thể trách do nền giáo dục nước nhà yếu kém. Ko thể đổ lỗi vì đọc thông tin trên fb được. Một nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những con người biết phân biệt, phản biện đúng sai. Chứ ko phải chỉ nhồi nhét các thông tin 1 chiều và không cho người khác tiếp cận các thông tin đa chiều.