Phải nâng giá gạo
Mùa hè vừa qua và có lẽ mùa thu sắp tới tôi phải "cày" hết sức cho một dự án quan trọng của nhóm. Có rất nhiều lý do khiến chúng tôi tập trung nhiều sức lực cho dự án này, nhưng hôm nay tôi chỉ muốn nói về một lý do: các sản phẩm có sẵn quá tệ. Anh trưởng nhóm nói, "We must raise the bar!". Nói như cách của dân Xóm Đẻ thì phải nâng giá gạo, phải cấm trẻ em ra đường phố!
Hồi nhỏ tôi hay chơi đánh bài với bọn con nít Xóm Đẻ. Đánh bài tiến lên chỉ được 4 tụ thôi, mà nhiều lúc có tới 6-7 đứa. Cách giải quyết dễ nhất là nâng tiền lên, đứa nào không đủ tiền thì nghỉ chơi. Sau này đánh bi da cũng vậy. Mới đầu chơi nhỏ, sau đông quá thì nâng giá gạo, thằng nào ít tiền hoặc sợ thua thì nghỉ để thằng nhiều tiền và liều vô thế chỗ. Con nít không được ra đường chơi là vậy đó :-).
"They suck. We can do better. Let's do it!". Đó là cách chúng tôi bắt đầu, rất ngạo nghễ, rất tự tin và cũng rất đúng tinh thần Làm-Được của người kỹ sư.
--
Câu chuyện của bạn Huyền Chip cho thấy giá gạo ở nước mình còn rẻ quá. Một việc làm không có gì đáng để nói đến, nhưng lại trở thành đề tài tranh luận dữ dội của rất nhiều người, mà trong đó chủ yếu là thanh niên, những người lẽ ra nên dành thời gian để nâng giá gạo lên, làm cho cuộc sống của họ thú vị hơn, làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
Nhưng sự thật là phần nhiều thanh niên nước mình không thể làm được như Huyền. Cuộc sống của họ chán ngắt và buồn tẻ. Họ chỉ suốt ngày suốt tháng "quẩn quanh trong tổ", học thì làng nhàng, làm thì cứ ầu ơ bí bầu cho hết ngày hết tháng, đến cả chơi họ cũng không biết là nên chơi cái gì và thế nào.
Từ một thanh niên ở một vùng quê miền Trung nghèo nàn lạc hậu, Hồ Chí Minh làm việc cực lực, vào tù ra khám, vào sinh ra tử mấy chục năm trời để rồi trở thành một trong những chính trị gia nổi bật nhất thế kỷ 20, xếp ngang hàng với những tên tuổi lớn nhất trên vũ đài chính trị thế giới. Nhưng các cháu của ông thì "ngoan" hơn nhiều.
Hỏi một anh một chị thanh niên bất kỳ xem sở thích của họ là gì, cuối tuần họ hay làm gì, tôi dám cá câu trả lời phần lớn là ở nhà ngủ, xem phim, đi uống cafe, hoặc lên Facebook. Học hành thì thôi rồi. Chẳng mấy ai nói được tiếng Anh, mà đừng nói là tiếng Anh, chẳng mấy người có thể dùng được tiếng Việt một cách thành thạo. Bây giờ kêu viết trong một trang A4, tóm tắt lại cuốn sách của Huyền, mấy ai làm được. Họ chỉ giỏi lót dép ngồi hóng. Ra khỏi cổng trường đại học rồi thì cả năm họ không cầm lên được một cuốn sách.
Làm thì cứ nhìn vào chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật thể thao nước mình là biết được thanh niên, rường cột nước nhà, đã làm được gì. Thử nhìn vào thể thao. Số vận động viên Việt Nam thi đấu chuyên nghiệp và vươn lên đẳng cấp thế giới đếm chưa hết một bàn tay. Cả một dân tộc chưa từng có ai đoạt được huy chương vàng Olympic. Đội tuyển bóng đá, đầu tư bao nhiêu tiền bạc, mãi không ra khỏi cái vùng trũng yếu nhất thế giới. Ngôi sao hàng đầu mài đũng quần trên băng dự bị ở giải hạng hai xứ người.
Không chỉ có thể thao, mà bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng ở mức kém nhất thế giới. Chỉ có hạnh phúc, tham nhũng, đàn áp tự do là có khả năng cạnh tranh với thế giới. Thanh niên quá yếu kém nên mới ra nông nỗi này.
Dẫu sao thì cái đám thanh niên ngồi hóng vẫn không dở hơi bơi ngửa bằng đám thanh niên "đi tìm sự thật". Họ nói rằng họ yêu thích sự thật, nên họ bỏ thời gian tìm kiếm, đào bới, đưa ra đủ bằng chứng để chất vấn, để dày vò Huyền. Họ nói rằng đó là một cuốn sách nguy hiểm, vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Họ đang làm một việc tốt.
Cái mà họ không thấy là họ đang phí thời gian giết ruồi nhưng bỏ mặc mấy con voi to xác khác. Điều đó làm cho tôi nghi ngờ động cơ của họ. Nếu muốn đi tìm sự thật, để tôi chỉ cho một cuốn sách: sách giáo khoa lịch sử Việt Nam lớp 12. Cuốn sách đó, nếu mà viết sai, thì tai hại vạn lần hơn sách của Huyền.
Sách giáo khoa dạy Liên Xô là anh hùng giải phóng thế giới thoát khỏi ách phát-xít. Nhưng sách không nói Stalin bắt tay với Hitler chia Ba Lan làm đôi. Sách giáo khoa dạy Liên Xô "giải phóng" các nước Đông Âu. Nhưng sách không nói dân Đông Âu đã đứng lên chống lại chính phủ thân Liên Xô và Liên Xô đã kéo xe tăng vào Đông Âu để đàn áp ra sao.
Sách giáo khoa dạy Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo của phong trào cộng sản quốc tế, nhưng sách không nói chính Hồ Chí Minh, vì vận mệnh dân tộc, đã từng chối bỏ cái tên Nguyễn Ái Quốc suốt mấy năm sau ngày 2/9/1945. Cụ Hồ, để nhận được viện trợ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát ngôn và hành động như một người cộng sản. Nhưng sách chưa bao giờ nói về những tư tưởng phi cộng sản của ông, rằng đã có thời gian rất dài ông gần như bị những người đồng chí cộng sản cô lập vì những tư tưởng đó, rằng ông đã viết thư cho tổng thống, muốn lập quan hệ bang giao với Hoa Kỳ, một nước tư bản, từ rất sớm. Sách chưa bao giờ đặt ra câu hỏi: nếu cộng sản không chiến thắng ở Trung Quốc thì liệu Việt Nam và Hồ Chí Minh có chọn con đường đó hay không?
Một nửa sự thật đã làm mù lòa bao thế hệ.
Còn nhiều lắm những điều cần phải làm rõ, cần phải đào bới, cần phải tìm bằng chứng. Cũng không cần phải nhìn vào quá khứ, hiện tại đầy rẫy những gian dối, lọc lừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Nhưng thanh niên nước mình không quan tâm. Hoặc giả như có quan tâm thì họ cũng không dám nói. Vì họ sợ. Họ có thể chất vấn một cô gái rất hăng, nhưng kêu họ chất vấn "đầy tớ" thì họ không dám.
Dở ẹc.
Nhưng sự thật là phần nhiều thanh niên nước mình không thể làm được như Huyền. Cuộc sống của họ chán ngắt và buồn tẻ. Họ chỉ suốt ngày suốt tháng "quẩn quanh trong tổ", học thì làng nhàng, làm thì cứ ầu ơ bí bầu cho hết ngày hết tháng, đến cả chơi họ cũng không biết là nên chơi cái gì và thế nào.
Từ một thanh niên ở một vùng quê miền Trung nghèo nàn lạc hậu, Hồ Chí Minh làm việc cực lực, vào tù ra khám, vào sinh ra tử mấy chục năm trời để rồi trở thành một trong những chính trị gia nổi bật nhất thế kỷ 20, xếp ngang hàng với những tên tuổi lớn nhất trên vũ đài chính trị thế giới. Nhưng các cháu của ông thì "ngoan" hơn nhiều.
Hỏi một anh một chị thanh niên bất kỳ xem sở thích của họ là gì, cuối tuần họ hay làm gì, tôi dám cá câu trả lời phần lớn là ở nhà ngủ, xem phim, đi uống cafe, hoặc lên Facebook. Học hành thì thôi rồi. Chẳng mấy ai nói được tiếng Anh, mà đừng nói là tiếng Anh, chẳng mấy người có thể dùng được tiếng Việt một cách thành thạo. Bây giờ kêu viết trong một trang A4, tóm tắt lại cuốn sách của Huyền, mấy ai làm được. Họ chỉ giỏi lót dép ngồi hóng. Ra khỏi cổng trường đại học rồi thì cả năm họ không cầm lên được một cuốn sách.
Làm thì cứ nhìn vào chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật thể thao nước mình là biết được thanh niên, rường cột nước nhà, đã làm được gì. Thử nhìn vào thể thao. Số vận động viên Việt Nam thi đấu chuyên nghiệp và vươn lên đẳng cấp thế giới đếm chưa hết một bàn tay. Cả một dân tộc chưa từng có ai đoạt được huy chương vàng Olympic. Đội tuyển bóng đá, đầu tư bao nhiêu tiền bạc, mãi không ra khỏi cái vùng trũng yếu nhất thế giới. Ngôi sao hàng đầu mài đũng quần trên băng dự bị ở giải hạng hai xứ người.
Không chỉ có thể thao, mà bất kỳ lĩnh vực nào chúng ta cũng ở mức kém nhất thế giới. Chỉ có hạnh phúc, tham nhũng, đàn áp tự do là có khả năng cạnh tranh với thế giới. Thanh niên quá yếu kém nên mới ra nông nỗi này.
Dẫu sao thì cái đám thanh niên ngồi hóng vẫn không dở hơi bơi ngửa bằng đám thanh niên "đi tìm sự thật". Họ nói rằng họ yêu thích sự thật, nên họ bỏ thời gian tìm kiếm, đào bới, đưa ra đủ bằng chứng để chất vấn, để dày vò Huyền. Họ nói rằng đó là một cuốn sách nguy hiểm, vì nó có thể ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ. Họ đang làm một việc tốt.
Cái mà họ không thấy là họ đang phí thời gian giết ruồi nhưng bỏ mặc mấy con voi to xác khác. Điều đó làm cho tôi nghi ngờ động cơ của họ. Nếu muốn đi tìm sự thật, để tôi chỉ cho một cuốn sách: sách giáo khoa lịch sử Việt Nam lớp 12. Cuốn sách đó, nếu mà viết sai, thì tai hại vạn lần hơn sách của Huyền.
Sách giáo khoa dạy Liên Xô là anh hùng giải phóng thế giới thoát khỏi ách phát-xít. Nhưng sách không nói Stalin bắt tay với Hitler chia Ba Lan làm đôi. Sách giáo khoa dạy Liên Xô "giải phóng" các nước Đông Âu. Nhưng sách không nói dân Đông Âu đã đứng lên chống lại chính phủ thân Liên Xô và Liên Xô đã kéo xe tăng vào Đông Âu để đàn áp ra sao.
Sách giáo khoa dạy Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo của phong trào cộng sản quốc tế, nhưng sách không nói chính Hồ Chí Minh, vì vận mệnh dân tộc, đã từng chối bỏ cái tên Nguyễn Ái Quốc suốt mấy năm sau ngày 2/9/1945. Cụ Hồ, để nhận được viện trợ cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phát ngôn và hành động như một người cộng sản. Nhưng sách chưa bao giờ nói về những tư tưởng phi cộng sản của ông, rằng đã có thời gian rất dài ông gần như bị những người đồng chí cộng sản cô lập vì những tư tưởng đó, rằng ông đã viết thư cho tổng thống, muốn lập quan hệ bang giao với Hoa Kỳ, một nước tư bản, từ rất sớm. Sách chưa bao giờ đặt ra câu hỏi: nếu cộng sản không chiến thắng ở Trung Quốc thì liệu Việt Nam và Hồ Chí Minh có chọn con đường đó hay không?
Một nửa sự thật đã làm mù lòa bao thế hệ.
Còn nhiều lắm những điều cần phải làm rõ, cần phải đào bới, cần phải tìm bằng chứng. Cũng không cần phải nhìn vào quá khứ, hiện tại đầy rẫy những gian dối, lọc lừa ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Nhưng thanh niên nước mình không quan tâm. Hoặc giả như có quan tâm thì họ cũng không dám nói. Vì họ sợ. Họ có thể chất vấn một cô gái rất hăng, nhưng kêu họ chất vấn "đầy tớ" thì họ không dám.
Dở ẹc.
Comments
Nhóm thanh niên internet ở VN bây giờ (không phải tất cả) bị các báo chí lá cải đầu đọc nhiều quá, người ta làm biết bao nhiều việc tốt nhưng chỉ cần sai xót một cái gì nhỏ thôi cũng không sống nổi với cộng đồng mạng. :)
Qua vụ Huyền Chip này, em thấy đất người mình còn thiếu cả những "người nghe chuyện" nữa trong khi thừa lứa những "người hóng chuyện".
Và người ta phần nhiều thích người khác tóm tắt câu chuyện cho rồi đưa ra nhận xét này nọ. Và tệ hơn nữa có những người tự cho mình cái quyền ngăn chặn những thứ mà theo họ là "độc hại".
Để thay đổi vẫn còn lâu lắm.
Đồ chó đẻ
Về vấn đền trên, em nghĩ tương lai khi những thế hệ sống trong chiến tranh qua đi và để cho thế hệ mới như anh em mình thì vẫn đề đó sẽ được sớm được giải quyết. Nhưng cũng không thể một sớm một chiều được, giáo dục không thể thay đổi như lệnh chứng khoán, chính trị trừ việc dùng bạo lực lật đổ thì cũng cũng phải trải qua rất nhiều quá trình đấu tranh bằng cả tư tưởng và luật pháp, hiến pháp.... Nên em tin là mội thứ sẽ tốt hơn nhưng cũng cần thời gian.
Em đọc đâu đó trên tathy, giờ không tìm lại được, một bác viết đại ý là muốn nổi tiếng thì phải đốt đền, mà Huyền Chip là cái đền an toàn nhất để đốt.
Em rất muốn biết thêm và 2 sự kiện này? Anh có thể gợi ý cho em biết nên đọc tài liệu hay sách gì để biết sâu hơn không ạ? Cảm ơn anh :).
Câu hỏi thứ hai thì bạn có thể tìm đọc cuốn "Ho Chi Minh: A Life".
Dạo này anh Thái càng viết càng hay, cảm ơn anh.