Tự do và pháp luật
Hôm nay tôi tình cờ đọc được một bài viết rất hay của Trịnh Hữu Long:
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm thượng tôn pháp luật và sống ở đâu thì phải tuân theo luật ở đó. Nhưng trước hết phải hiểu luật là gì và tại sao lại có luật. Tôi không phải một luật sư, những gì tôi đã viết và sắp viết chỉ là ý kiến của cá nhân tôi về tự do và pháp luật, về chính quyền và công dân mà tôi rút ra được khi suy nghĩ và tìm hiểu về những vấn đề này [1].
Mỗi con người sinh ra, dù họ là người Mỹ hay là người Việt Nam, dù họ sống ở Mỹ hay là sống ở Việt Nam, đều mặc nhiên có được những quyền mà tạo hóa ban cho họ, chứ không phải luật pháp cho phép làm gì thì mới được làm. Nếu cho rằng luật cấm thì không được làm, bất kể đó là quyền con người, nghĩa là vừa gián tiếp thừa nhận tính vô nhân đạo của bộ luật đó, vừa hiểu sai hoàn toàn về ý nghĩa của luật pháp.
Nếu bạn thấy điều tôi vừa nói là vô lý thì hãy xem lại tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 ở Ba Đình, Hà Nội:
Gần đây có rất nhiều ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp. Tôi cũng có suy nghĩ về vấn đề này. Tôi nghĩ hiến pháp được tạo ra trước hết là để hạn chế quyền của chính phủ, để bảo vệ người dân trước chính phủ, để đảm bảo quyền con người của mỗi người dân, chứ không phải để chính phủ kiểm soát hay đàn áp người dân. Tôi nghĩ không cần phải học sâu hiểu rộng cũng thấy rõ hiến pháp phải như vậy.
Người dân bầu ra nhà nước, giao cho họ rất nhiều quyền lực, thành ra phải có một cơ chế kiểm soát và những công cụ để đảm bảo nhà nước không lạm quyền và không vi phạm vào sự tự do, quyền riêng tư, nói chung là quyền con người của người dân. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, người dân luôn là những kẻ thấp cổ bé họng, thành ra hiến pháp phải bảo vệ họ, là nơi họ có thể dựa vào và biết chắc rằng chính phủ không thể xô ngã. Tôi hiểu đây cũng chính là tinh thần của hiến pháp Mỹ, bản hiến pháp đã trở thành hình mẫu của nhiều hiến pháp sau này.
Nhà nước không thể vượt qua hiến pháp, bởi hiến pháp chính là hợp đồng, là khế ước tối cao giữa chính phủ và người dân. Chúng tôi bầu các ngài lên để quản lý tài nguyên, phát triển đất nước, đảm bảo an ninh và trong khế ước giữa hai bên chúng tôi giao lại cho các ngài các quyền lực to lớn để làm những việc đó, với điều kiện là các ngài không được vi phạm vào những quyền tự do mà tạo hóa ban cho chúng tôi.
Nếu có người nói không đúng về nhà nước thì hãy để công chúng lên tiếng bảo vệ. Một nhà nước dân chủ không thể lấy quyền lực để đàn áp những tiếng nói phê bình từ người dân, dẫu tiếng nói đó đúng hay sai. Nhà nước, chính quyền từ đâu mà có? Do dân bầu lên. Bây giờ thử tưởng tượng bạn bầu ra một nhóm người nhỏ, giao cho họ rất nhiều quyền lực, để rồi họ dùng chính những quyền lực đó để làm im lặng tất cả các ý kiến phê bình của bạn và những người khác.
Sau khi những quyền tự do cơ bản của con người đã được hiến pháp bảo vệ, người ta mới đưa ra những điều luật, với quy định tuyệt đối không mâu thuẫn với hiến pháp, để điều chỉnh hành vi của người dân và chính phủ trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày. Nói cách khác, luật hàng ngày không thể ngăn cản tự do của người dân, bởi vì làm vậy là vi phạm hiến pháp, vi phạm hợp đồng tối thượng giữa công dân và chính quyền.
Nói tóm lại, luật pháp nếu không bảo vệ tự do của người dân thì hoàn toàn không có giá trị. Thành ra khi nói rằng "những người này bị bắt vì họ vi phạm pháp luật" thì mỗi người phải tự hỏi rằng luật đó có giá trị hay không. Đương nhiên bất kể luật có giá trị hay không những kẻ có quyền lực vẫn có thể đàn áp, bỏ tù người khác. Hồ Chí Minh cũng đã phải đi tù vì những việc làm mà chính quyền đương thời cho rằng là vi phạm pháp luật.
Vấn đề cốt lõi là chúng ta, ngày hôm nay còn tự do, phải lên tiếng bảo vệ những người thấp cổ bé họng như mình. Phải nhớ rằng một khi hiến pháp không thể bảo vệ họ thì chúng ta, We The Public, là chỗ dựa duy nhất của họ!
Khi họ bắt người nông dân, tôi im lặng vì tôi không phải nông dân và tôi không phạm pháp.
Khi họ bắt người luật sư, tôi im lặng vì tôi không phải luật sư và tôi không phạm pháp.
Khi họ bắt người sinh viên, tôi im lặng vì tôi không phải sinh viên và tôi không phạm pháp.
Khi họ bắt tôi, chẳng còn ai ở lại để lên tiếng cho tôi nữa.
[1] Là một thanh niên Việt Nam trưởng thành trong thời đại này, tôi thấy rất khó để không nghĩ về chính trị, về tự do dân chủ, về những vấn đề đương đại của xã hội Việt Nam. Thật sự thì ước mơ lớn nhất của tôi là những lứa thanh niên sau tôi không phải nghĩ về những vấn đề này nữa, mà có thể toàn tâm toàn ý cho những việc mà họ yêu thích.
Trong bài viết “Đoan Trang – tuổi nhỏ nhưng sai lầm không nhỏ”, tác giả Đông La cho rằng: “...nhóm Đoan Trang đã sai và chống lại luật pháp Việt Nam, bởi Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy bị bắt vì phạm pháp chứ không phải vì họ ‘đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ’”.
Đến đây chúng ta cần phải xem xét lại khái niệm “bị bắt vì phạm pháp”. Hồ Chí Minh đã từng bị bắt ít nhất hai lần vào năm 1931 ở Hồng Kông và năm 1942 ở Quảng Châu – Trung Quốc, đều với lý do “phạm pháp”. Các nhà lãnh đạo Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt đều từng bị bắt và tống giam với lý do tương tự.Đông La không phải là người đầu tiên đưa ra luận điểm những blogger hay những sinh viên như Phương Uyên "bị bắt, bị xử tù là đáng vì họ vi phạm pháp luật". Một sự thật đáng buồn là có rất nhiều người trên mảnh đất hình chữ S đồng ý với quan điểm này. Họ không phải là quan chức, không phải là "dư luận viên", mà phần nhiều họ cũng là sinh viên, cũng là người dân, cũng có học thức và cũng quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ nói rằng phải thượng tôn pháp luật. Đôi khi họ còn nói, không thể đem luật pháp ở Mỹ ra để so sánh với luật pháp ở Việt Nam, sống ở đâu thì phải theo luật ở đó.
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm thượng tôn pháp luật và sống ở đâu thì phải tuân theo luật ở đó. Nhưng trước hết phải hiểu luật là gì và tại sao lại có luật. Tôi không phải một luật sư, những gì tôi đã viết và sắp viết chỉ là ý kiến của cá nhân tôi về tự do và pháp luật, về chính quyền và công dân mà tôi rút ra được khi suy nghĩ và tìm hiểu về những vấn đề này [1].
Mỗi con người sinh ra, dù họ là người Mỹ hay là người Việt Nam, dù họ sống ở Mỹ hay là sống ở Việt Nam, đều mặc nhiên có được những quyền mà tạo hóa ban cho họ, chứ không phải luật pháp cho phép làm gì thì mới được làm. Nếu cho rằng luật cấm thì không được làm, bất kể đó là quyền con người, nghĩa là vừa gián tiếp thừa nhận tính vô nhân đạo của bộ luật đó, vừa hiểu sai hoàn toàn về ý nghĩa của luật pháp.
Nếu bạn thấy điều tôi vừa nói là vô lý thì hãy xem lại tuyên ngôn độc lập do Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 ở Ba Đình, Hà Nội:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.Vậy quyền tự nhiên của con người được bảo vệ như thế nào trong các bộ luật trên thế giới? Đảm bảo quyền con người là tối quan trọng, là điều kiện tiên quyết, sống còn trong mối quan hệ giữa chính phủ và công dân, thành ra không có nơi nào thích hợp hơn để nói về quyền con người hơn là hiến pháp, luật của luật.
Gần đây có rất nhiều ý kiến về việc sửa đổi hiến pháp. Tôi cũng có suy nghĩ về vấn đề này. Tôi nghĩ hiến pháp được tạo ra trước hết là để hạn chế quyền của chính phủ, để bảo vệ người dân trước chính phủ, để đảm bảo quyền con người của mỗi người dân, chứ không phải để chính phủ kiểm soát hay đàn áp người dân. Tôi nghĩ không cần phải học sâu hiểu rộng cũng thấy rõ hiến pháp phải như vậy.
Người dân bầu ra nhà nước, giao cho họ rất nhiều quyền lực, thành ra phải có một cơ chế kiểm soát và những công cụ để đảm bảo nhà nước không lạm quyền và không vi phạm vào sự tự do, quyền riêng tư, nói chung là quyền con người của người dân. Trong mối quan hệ giữa nhà nước và người dân, người dân luôn là những kẻ thấp cổ bé họng, thành ra hiến pháp phải bảo vệ họ, là nơi họ có thể dựa vào và biết chắc rằng chính phủ không thể xô ngã. Tôi hiểu đây cũng chính là tinh thần của hiến pháp Mỹ, bản hiến pháp đã trở thành hình mẫu của nhiều hiến pháp sau này.
Nhà nước không thể vượt qua hiến pháp, bởi hiến pháp chính là hợp đồng, là khế ước tối cao giữa chính phủ và người dân. Chúng tôi bầu các ngài lên để quản lý tài nguyên, phát triển đất nước, đảm bảo an ninh và trong khế ước giữa hai bên chúng tôi giao lại cho các ngài các quyền lực to lớn để làm những việc đó, với điều kiện là các ngài không được vi phạm vào những quyền tự do mà tạo hóa ban cho chúng tôi.
Nếu có người nói không đúng về nhà nước thì hãy để công chúng lên tiếng bảo vệ. Một nhà nước dân chủ không thể lấy quyền lực để đàn áp những tiếng nói phê bình từ người dân, dẫu tiếng nói đó đúng hay sai. Nhà nước, chính quyền từ đâu mà có? Do dân bầu lên. Bây giờ thử tưởng tượng bạn bầu ra một nhóm người nhỏ, giao cho họ rất nhiều quyền lực, để rồi họ dùng chính những quyền lực đó để làm im lặng tất cả các ý kiến phê bình của bạn và những người khác.
Sau khi những quyền tự do cơ bản của con người đã được hiến pháp bảo vệ, người ta mới đưa ra những điều luật, với quy định tuyệt đối không mâu thuẫn với hiến pháp, để điều chỉnh hành vi của người dân và chính phủ trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày. Nói cách khác, luật hàng ngày không thể ngăn cản tự do của người dân, bởi vì làm vậy là vi phạm hiến pháp, vi phạm hợp đồng tối thượng giữa công dân và chính quyền.
Nói tóm lại, luật pháp nếu không bảo vệ tự do của người dân thì hoàn toàn không có giá trị. Thành ra khi nói rằng "những người này bị bắt vì họ vi phạm pháp luật" thì mỗi người phải tự hỏi rằng luật đó có giá trị hay không. Đương nhiên bất kể luật có giá trị hay không những kẻ có quyền lực vẫn có thể đàn áp, bỏ tù người khác. Hồ Chí Minh cũng đã phải đi tù vì những việc làm mà chính quyền đương thời cho rằng là vi phạm pháp luật.
Vấn đề cốt lõi là chúng ta, ngày hôm nay còn tự do, phải lên tiếng bảo vệ những người thấp cổ bé họng như mình. Phải nhớ rằng một khi hiến pháp không thể bảo vệ họ thì chúng ta, We The Public, là chỗ dựa duy nhất của họ!
Khi họ bắt người nông dân, tôi im lặng vì tôi không phải nông dân và tôi không phạm pháp.
Khi họ bắt người luật sư, tôi im lặng vì tôi không phải luật sư và tôi không phạm pháp.
Khi họ bắt người sinh viên, tôi im lặng vì tôi không phải sinh viên và tôi không phạm pháp.
Khi họ bắt tôi, chẳng còn ai ở lại để lên tiếng cho tôi nữa.
[1] Là một thanh niên Việt Nam trưởng thành trong thời đại này, tôi thấy rất khó để không nghĩ về chính trị, về tự do dân chủ, về những vấn đề đương đại của xã hội Việt Nam. Thật sự thì ước mơ lớn nhất của tôi là những lứa thanh niên sau tôi không phải nghĩ về những vấn đề này nữa, mà có thể toàn tâm toàn ý cho những việc mà họ yêu thích.
Comments