Thư rác VN

VietnamNet vừa có đăng một bài nhan đề Thư rác Việt Nam vào thời "loạn"!
Dịch vụ gửi thư rác ở Việt Nam đã lên đến mức "chuyên nghiệp". Ngay tại Hà Nội, đã có hàng chục công ty công khai tên tuổi, danh tính tuyên bố sẵn sàng gửi thư rác thuê với số lượng hàng triệu e-mail mỗi ngày
Nhìn chung bài báo đưa ra được những cảnh bá
o cần thiết về tình trạng bùng phát của việc gửi spam ở VN. Tuy vậy tôi thấy có vài điểm cần bàn ở đoạn cuối của bài báo này:
Ai là người chịu thiệt?

Tất nhiên là người dùng! Năm 2005, một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam từng bị thế giới xếp vào danh sách có số lượng spam mail ở mức báo động, và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của ISP này sau đó không thể gửi thư điện tử ra nước ngoài vì bị chặn. Đương nhiên người dùng mới là những người chịu thiệt đầu tiên.

"Thời gian gần đây, số thư rác tiếng Việt bùng phát gây ra những phiền toái và thiệt hại cho công ty chúng tôi rất nhiều, có hôm, cả cơ quan bị nghẽn mạng và không liên lạc qua email được vì webmail quá tải!" - Anh Việt - phó giám đốc công ty Vi...com.vn (Hà Nội) bức xúc.

Tuy không có thống kê cụ thể, nhưng tôi tin rằng số lượng spam tiếng Việt, hay nhằm để quảng cáo cho các sản phẩm, website của người Việt như bài báo này đề cập, chiếm một phần rất nhỏ, hầu như không đáng kể trong tổng số lượng spam của cả thế giới, mà theo Wikipedia, lên đến hơn 90 tỉ spam/ngày.

Vậy do đâu mà VDC từng bị Spamhaus đánh giá là một trong 10 ISP gửi spam nhiều nhất thế giới? Tôi nghĩ là do botnet. Rất nhiều máy tính ở VN đã bị biến thành zombie, thuộc các botnet nằm dưới sự quản lý của các tay bot herder nước ngoài. Khi các máy tính này bị sử dụng để gửi spam, các hệ thống anti-spam trên thế giới sẽ thấy spam này xuất phát từ VN, rồi tự động đưa VN vào blacklist.

Thật tế, trong quá trình triển khai hệ thống chống spam cho các khách hàng, tôi có làm thử một số thống kê về nguồn gốc của các spam này, kết quả là rất nhiều trong số đó xuất phát từ VN, mặc dù spam nằm trong inbox của khách hàng vẫn chỉ quanh quẩn..."enlarge..." với "from the desk of..." ;).

Cập nhật: Sophos vừa công bố danh sách 12 quốc gia spam-relaying đứng đầu thế giới:

Position Country Percentage of spam relayed
1United States

19.6%b
2China (including Hong Kong)

8.4%
3South Korea

6.5%
4Poland

4.8%
5Germany

4.2%
6Brazil

4.1%
7France

3.3%
8Russia

3.1%
9Turkey

2.9
10United Kingdom

2.8%
11Italy

2.8%
12India

2.5%
Others35.0%

Lưu ý là Sophos dùng từ "spam-relaying countries", chứ không phải "spamming countries". Những con số thống kê này cũng phần nào chứng minh được nhận định ở trên của tôi là hoàn toàn có cơ sở.

Comments