Vui dde^? ho.c
Hôm nay đang ngủ tự nhiên bạn gái gọi điện thoại báo có tôi trên tivi. Haha mắc cười quá, hóa ra là chương trình vui để học của chừng 4 năm về trước. Trời không nhận ra tôi hồi đó luôn, ốm tong ốm teo.
Hồi đó đi thi vui để học 2 lần; lần đầu chiến thắng hoành tráng, thừa thắng xong lên, tôi đăng kí thi tiếp. Lần 2 thất bại thảm hại, mà lần 2 có quá trời bạn bè đi theo cổ vũ, xấu hổ thiệt . Tức cười nhất là hồi nãy coi lại, những câu hồi trước tôi trả lời sai, bây giờ vẫn trả lời sai; những câu hồi đó trả lời đúng thì bây giờ một vài trả lời đúng, một vài trả lời sai luôn.
Hồi lúc thắng, tôi nghĩ tôi tài dữ lắm. Lúc thất bại, mới nhận ra bản chất của những cuộc thi như thế này. Hóa ra may mắn quyết định một phần rất lớn. Thiệt tình từ lần đó, tôi ngại không đăng kí kiểu thi "trí tuệ" này nữa, bởi thấy nó ít trí tuệ mà nhiều may rủi hơn.
Một dấu hiệu để phát hiện ra những cuộc thi may rủi ít hơn trí tuệ là khi người trả lời phải đoán nhiều hơn là suy luận mới tìm ra được đáp án. Đoán ở đây là đề bài không đưa ra thêm bất kì dữ liệu nào để người chơi có thể dựa vào đó mà tìm thấy câu trả lời; giải pháp duy nhất của người chơi là hí họa chọn đại một câu trả lời nào đó.
Chúng ta đều biết, kiến thức là vô hạn, bộ nhớ con người là hữu hạn. Để cái hữu hạn có thể chiếm lĩnh được cái vô hạn, cách duy nhất là phải làm sao từ cái hữu hạn suy ra được cái vô hạn. Nghĩa là tôi chỉ cần nhớ một mảng nhỏ kiến thức, vừa đủ để từ đó, suy ra đáp án chính xác cho những kiến thức mới. Phải chăng đó chính là sự khác biệt giữa con người và muôn thú: não bộ?
Chức năng chính của não bộ con người không phải là để lưu trữ, mà chức năng chính của nó là suy nghĩ và suy luận. Chính khả năng suy nghĩ và suy luận mới là thước đo chính xác nhất về trí tuệ của một người nào đó. Thế nên, trong một cuộc thi trí tuệ, khi mà con người ta không thể dùng não bộ để suy ra câu trả lời, nghĩa là người đặt câu hỏi có vấn đề.
(Nếu bạn học ngành máy tính, chắc chắn bạn sẽ biết được rằng, con người đang cố gắng dạy cho máy tính suy nghĩ và suy luận, đó mới chính là trí tuệ, bởi nếu so về bộ nhớ, chắc chắn con người không thể nào bì kịp máy tính rồi)
Dĩ nhiên không thể yêu cầu tất cả câu hỏi đều ở dạng suy luận, chắc chắn phải có câu hỏi kiểm tra trí nhớ. Nhưng số lượng câu hỏi kiểm tra trí nhớ phải ít hơn số câu hỏi suy luận, nếu người tổ chức muốn đảm bảo chất lượng cuộc thi. Thậm chí các câu hỏi kiểm tra trí nhớ phải cung cấp các đầu mối để người chơi có thể suy luận ra câu trả lời, khi mà họ không nhớ chính xác cho lắm.
Ví dụ như trong cuộc thi vừa rồi, có một câu hỏi thế này: có bao nhiêu loài cá mập được phát hiện trong đại dương?
Mà kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần xui xẻo gặp phải 3 câu như thế là coi như bạn hết cửa thắng, tự vì lúc đó tinh thần sẽ không còn minh mẫn nữa, chọn theo kiểu hên xui cũng thua luôn.
Từ trước đến nay, hầu như chỉ có mỗi Đường lên đỉnh Olympia là có nhiều câu hỏi trí tuệ hơn là câu hỏi đơn thuần đánh đố trí nhớ. Các cuộc thi khác hầu như nếu nhớ thì trả lời được liền, còn không nhớ thì chịu, chỉ còn cách...nhờ trợ giúp mà thôi.
Đó là lý do mà người dành chiến thắng các cuộc thi như Rồng Vàng đa phần là học sinh phổ thông. Còn trẻ, trí nhớ tốt, trả lời tốt ==> chiến thắng. Rồi để cho công bằng, các nhà tổ chức nghĩ ra chuyện, phân chia người chơi thành từng nhóm, nhóm học sinh phổ thông thi riêng với nhau, nhóm già già thi chung với nhau. Hóa ra người già kém trí tuệ hơn trẻ nhỏ?
Tôi chỉ biết một điều, tôi bây giờ chắc chắn không ngu hơn tôi hồi thi vui để học 4 năm về trước, mặc dù trí nhớ có thể kém hơn.
Hồi đó đi thi vui để học 2 lần; lần đầu chiến thắng hoành tráng, thừa thắng xong lên, tôi đăng kí thi tiếp. Lần 2 thất bại thảm hại, mà lần 2 có quá trời bạn bè đi theo cổ vũ, xấu hổ thiệt . Tức cười nhất là hồi nãy coi lại, những câu hồi trước tôi trả lời sai, bây giờ vẫn trả lời sai; những câu hồi đó trả lời đúng thì bây giờ một vài trả lời đúng, một vài trả lời sai luôn.
Hồi lúc thắng, tôi nghĩ tôi tài dữ lắm. Lúc thất bại, mới nhận ra bản chất của những cuộc thi như thế này. Hóa ra may mắn quyết định một phần rất lớn. Thiệt tình từ lần đó, tôi ngại không đăng kí kiểu thi "trí tuệ" này nữa, bởi thấy nó ít trí tuệ mà nhiều may rủi hơn.
Một dấu hiệu để phát hiện ra những cuộc thi may rủi ít hơn trí tuệ là khi người trả lời phải đoán nhiều hơn là suy luận mới tìm ra được đáp án. Đoán ở đây là đề bài không đưa ra thêm bất kì dữ liệu nào để người chơi có thể dựa vào đó mà tìm thấy câu trả lời; giải pháp duy nhất của người chơi là hí họa chọn đại một câu trả lời nào đó.
Chúng ta đều biết, kiến thức là vô hạn, bộ nhớ con người là hữu hạn. Để cái hữu hạn có thể chiếm lĩnh được cái vô hạn, cách duy nhất là phải làm sao từ cái hữu hạn suy ra được cái vô hạn. Nghĩa là tôi chỉ cần nhớ một mảng nhỏ kiến thức, vừa đủ để từ đó, suy ra đáp án chính xác cho những kiến thức mới. Phải chăng đó chính là sự khác biệt giữa con người và muôn thú: não bộ?
Chức năng chính của não bộ con người không phải là để lưu trữ, mà chức năng chính của nó là suy nghĩ và suy luận. Chính khả năng suy nghĩ và suy luận mới là thước đo chính xác nhất về trí tuệ của một người nào đó. Thế nên, trong một cuộc thi trí tuệ, khi mà con người ta không thể dùng não bộ để suy ra câu trả lời, nghĩa là người đặt câu hỏi có vấn đề.
(Nếu bạn học ngành máy tính, chắc chắn bạn sẽ biết được rằng, con người đang cố gắng dạy cho máy tính suy nghĩ và suy luận, đó mới chính là trí tuệ, bởi nếu so về bộ nhớ, chắc chắn con người không thể nào bì kịp máy tính rồi)
Dĩ nhiên không thể yêu cầu tất cả câu hỏi đều ở dạng suy luận, chắc chắn phải có câu hỏi kiểm tra trí nhớ. Nhưng số lượng câu hỏi kiểm tra trí nhớ phải ít hơn số câu hỏi suy luận, nếu người tổ chức muốn đảm bảo chất lượng cuộc thi. Thậm chí các câu hỏi kiểm tra trí nhớ phải cung cấp các đầu mối để người chơi có thể suy luận ra câu trả lời, khi mà họ không nhớ chính xác cho lắm.
Ví dụ như trong cuộc thi vừa rồi, có một câu hỏi thế này: có bao nhiêu loài cá mập được phát hiện trong đại dương?
- 370
- 470
- 570
Mà kinh nghiệm cho thấy, chỉ cần xui xẻo gặp phải 3 câu như thế là coi như bạn hết cửa thắng, tự vì lúc đó tinh thần sẽ không còn minh mẫn nữa, chọn theo kiểu hên xui cũng thua luôn.
Từ trước đến nay, hầu như chỉ có mỗi Đường lên đỉnh Olympia là có nhiều câu hỏi trí tuệ hơn là câu hỏi đơn thuần đánh đố trí nhớ. Các cuộc thi khác hầu như nếu nhớ thì trả lời được liền, còn không nhớ thì chịu, chỉ còn cách...nhờ trợ giúp mà thôi.
Đó là lý do mà người dành chiến thắng các cuộc thi như Rồng Vàng đa phần là học sinh phổ thông. Còn trẻ, trí nhớ tốt, trả lời tốt ==> chiến thắng. Rồi để cho công bằng, các nhà tổ chức nghĩ ra chuyện, phân chia người chơi thành từng nhóm, nhóm học sinh phổ thông thi riêng với nhau, nhóm già già thi chung với nhau. Hóa ra người già kém trí tuệ hơn trẻ nhỏ?
Tôi chỉ biết một điều, tôi bây giờ chắc chắn không ngu hơn tôi hồi thi vui để học 4 năm về trước, mặc dù trí nhớ có thể kém hơn.
Comments