Vietkey Linux- một "hệ điều hành made in Việt Nam"?

Giao diện đồ họa KDE của Vietkey Linux
Nhóm Vietkey vừa chính thức phát hành Vietkey Linux phiên bản 3.0. Sự hình thành và phát triển của Vietkey Linux là một sự kiện đánh dấu bước phát triển đáng kể của cộng đồng người dùng Linux ở VN nói riêng và ngành công nghệ thông tin (CNTT) VN nói chung. Nhưng có thật Vietkey Linux là một “hệ điều hành made in Vietnam” ?

Vietkey Linux != Hệ điều hành

Vietkey Linux chỉ đơn giản là một Linux Distro, và trên thế giới có hơn 300 Linux Distro như vậy, nổi tiếng và thông dụng ở VN phải kể đến RedHat, Mandrake, Debian, SuSe, Slackware...Ở đây chúng tôi dùng cụm từ Linux Distro vì không có cụm từ nào tương đồng cho tiếng Việt và để nhấn mạnh trọng điểm lý do tại sao trọn bộ các Linux Distro trên khắp thế giới không có cái tên là Operating System (hệ điều hành) mà phải dùng cụm từ Linux Distro.

Trong thế giới chim cánh cụt (biểu tưởng của Linux) chỉ có Linux là hệ điều hành, còn tất cả cái tên như RedHat, Mandrake, Debian, SuSe...chỉ nằm ở mức độ Linux Distro bởi vì những distro này:

-Sử dụng chung một cái lõi (kernel, www.kernel.org) Linux. Lõi này do chính Linus Torvalds, người tạo ra Linux khi còn là sinh viên đại học Helsinki, chỉ đạo nhiều lập trình viên trên khắp thế giới đóng góp và phát triển trên tinh thần tự nguyện từ năm 1991 đến nay. Hiện tại phiên bản ổn định nhất của Linux là 2.4.22, phiên bản test mới nhất là 2.6.1 (cũng xin đừng gọi RedHat 9.0, Mandrake 9.1 bằng cái tên Linux 9.0, Linux 9.1).

-Sử dụng chung vô số những gói phần mềm (package) như bộ giao diện đồ họa KDE (www.kde.org), GNOME (www.gnome.org), các phần mềm trong dự án GNU (Gnu's Not Unix, www.gnu.org)... Tất cả các phần mềm này xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau trên khắp thế giới, điểm chung duy nhất là tất cả đều là mã nguồn mở, miễn phí và tuân thủ theo luật bản quyền General Public License (GPL) của GNU, hoặc bản quyền của chính nhà phát triển như trường hợp Apache.

Vì vậy, các distro này có chức năng và phương thức làm việc y hệt như nhau, điều khác biệt duy nhất là cách thức trình bày và sắp xếp.

Vietkey Linux cũng không khác gì những distro trên. Gói phần mềm soạn thảo tin học văn phòng thuần Việt là bản dịch của phần mềm Openoffice của hãng Sun Microsystem. Gói trình duyệt Web thuần Việt là bản dịch của phần mềm Mozilla, một phiên bản mã nguồn mở của trình duyệt Nescape hãng AOL. Gói giao diện desktop thuần Việt là bản dịch của phần mềm mã nguồn mở KDE. Gói công cụ cài đặt thuần Việt cũng chỉ là bản dịch của phần mềm anaconda hãng RedHat.

Do đó, xin khẳng định một lần nữa, Vietkey Linux không thể gọi là một hệ điều hành và càng sai lầm khi cho rằng "made in VN".

Hơn nữa, những người am tường về mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng ở VN chắc hẳn còn nhớ đến LinuxVN. LinuxVN, một linux distro tiếng Việt từng tốn rất nhiều giấy mực của báo chí, ra đời phiên bản 1.0 giữa năm 2001, tức là sớm hơn rất nhiều so với Vietkey Linux. Và hiện thời, nhóm phát triển LinuxVN đã hoàn toàn tan rã, và dự án LinuxVN cũng đã chết. Vậy tại sao Vietkey Linux mà không phải LinuxVN ? Câu trả lời chỉ có những "người trong cuộc" mới rõ.

Vietkey Linux có vi phạm GPL ?

Như đã trình bày, hầu như tất cả phần mềm mã nguồn mở, kể cả Linux, đều tuân thủ theo luật bản quyền GPL. GPL nêu rõ khi sử dụng các phần mềm tuân thủ GPL để phát triển sản phẩm của mình thì bắt buộc nhà phát triển phải phát hành sản phẩm đó tuân theo luật bản quyền GPL. Vì thế, khi một Linux Distro ra đời, trong trường hợp này là Vietkey Linux, distro này vẫn phải tuân theo GPL và những luật bản quyền mã nguồn mở khác. Ðiều này có nghĩa, một cách tổng quát mà nói, nhóm tạo ra distro này có quyền bán software của mình và phải cho phép mọi người dùng miễn phí distro này, đồng thời công bố mã nguồn cho những thay đổi, phát triển trên distro này. Việc công bố mã nguồn có thể được thực hiện được bằng cách cho download từ Internet, hoặc đi kèm với sản phẩm bán ra.

Từ khi Vietkey Linux đoạt giải nhất cuộc thi TTVN 2002 đến khi Vietkey Linux 3.0 ra đời vào hôm 4-9 vừa qua, mã nguồn của Vietkey Linux vẫn còn là điều bí ẩn. Tại hội thảo mã nguồn mở diễn ra ở HN vào tháng 12 năm ngoái, ông Đặng Minh Tuấn, người đứng đầu nhóm Vietkey, đã phát biểu rằng nhóm Vietkey sẵn sàng cung cấp mã nguồn cho những ai có nhu cầu, nhưng ông sẽ không đặt nó trên website của mình để cho mọi người download hoặc phát hành dưới dạng đĩa CD. Do đó nếu bạn có mua Vietkey Linux ở một cửa hàng ở TP.HCM và cần mã nguồn để nghiên cứu thì hãy gọi điện hoặc gửi thư ra HN để xin mã nguồn nhé ! Nên nhớ là GPL khẳng định người sử dụng phải được cung cấp mã nguồn ngay khi họ mua sản phẩm tuân theo GPL.

Tại Diendantinhoc.org, khi được hỏi về vấn đề này, câu trả lời từ phía những thành viên của Vietkey luôn là "server của Vietkey không đủ mạnh, mã nguồn sẽ được đưa từ từ lên Internet". Tại thời điểm bạn đọc những dòng chữ này, trang download của Vietkey Linux vẫn trống không. Từ từ là bao giờ ?

Tại sao Vietkey Linux ?

Một trong những ưu điểm nổi bật của Vietkey Linux được một số tờ báo ca tụng đó là tăng cường khả năng bảo đảm an toàn thông tin cho chính phủ. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc...phát triển một hệ điều hành của riêng mình. Tuy nhiên, theo chúng tôi, Vietkey Linux là một distro rất kém bảo mật, ít nhất là rất kém trong việc cập nhật lỗi bảo mật.

Như đã nói ở trên, Vietkey Linux, tương tự như những distro khác, đều sử dụng rất nhiều sản phẩm mã nguồn mở từ nhiều nguồn khác nhau. Và số lỗi bảo mật được phát hiện trong các sản phẩm này là không phải là nhỏ.

Ngay khi có một lổ hổng mới, gần như ngay lập tức, các distro như RedHat, Mandrake,...đều phát hành những miếng vá bằng cách gửi email trực tiếp đến khách hàng của mình, đồng thời gửi vào Bugtraq (mailing list về các lổ hổng bảo mật). Do đó chỉ cần đăng kí newsletter (hoàn toàn miễn phí), khách hàng có thể nhận được những thông tin này trong thời gian sớm nhất, và phần nào hạn chế được nguy cơ bị tấn công. Thậm chí Redhat còn cung cấp công cụ cập nhật (up2date) đi kèm với sản phẩm của mình, chỉ cần chạy up2date, với một đường truyền tốt, các miếng vá cũng như các tính năng sản phẩm mới sẽ được cập nhật.

Hãy nhìn lại Vietkey Linux. Với tổng số nhân lực là 20 người, bao nhiêu người trong số đó sẽ phụ trách việc cập nhật lỗi bảo mật ? Bao nhiêu người trong số đó sẽ tạo ra các miếng vá ? Và bao nhiêu người sẽ cung cấp các miếng vá đến khách hàng ? Hiện tại, câu trả lời là 0. Chúng tôi chắc chắn như vậy vì từ khi Vietkey Linux ra đời cho đến nay, nhóm Vietkey chưa cung cấp một miếng vá nào, và thậm chí không cảnh báo lỗi bảo mật cho người sử dụng. Nhóm Vietkey có một forum nhưng Vietkey Linux chỉ chiếm một box nhỏ trong forum đó và trên website http://linux.vietkey.net cũng chẳng có mailing list nào.

Phải chăng bảo mật là một trong những lý do khiến mã nguồn của Vietkey Linux vẫn còn được (bị ? ) giữ kín ? Nếu đó là cách mà Vietkey Linux dùng để “nâng cao” độ bảo mật của mình thì chúng tôi cảnh báo họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng. Kinh nghiệm cho thấy mã nguồn mở chính là một phương thức rất tốt để nâng cao độ bảo mật trong phần mềm. Bởi vì không chỉ có nhà sản xuất mà là tất cả mọi người đều có thể tiếp cận mã nguồn, do đó việc phát hiện lỗi và sửa chữa sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vì thế Vietkey Linux xin đừng trở thành một Micrsoft Windows trong thế giới chim cánh cụt !

Như mọi người đều biết, khi hiệp định thương mại Việt Mỹ chính thức có hiệu lực, chúng ta phải trả tiền bản quyền rất lớn để mua giấy phép sử dụng hệ điều hành Windows của hãng Microsoft (Mỹ). Vì vậy sự ra đời của Vietkey Linux đáng được hoan nghêng bởi nó sẽ giảm chi phí cho vấn đề bản quyền, đồng thời với giao diện tiếng Việt, Vietkey Linux sẽ đẩy mạnh công tác phổ cập tin học. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hi vọng là nhóm Vietkey sẽ phát triển Vietkey Linux theo một hướng chuyên nghiệp và đúng theo tinh thần GPL hơn.

Hiện tại nhóm Vietlug (www.vnlinux.org) cũng đang phát triển các dự án Việt hóa Linux như :

Dự án Việt hóa Mandrake: http://www.mandrakelinux.com/l10n/vi.php3

Dự án Việt hóa KDE: http://vi.i18n.kde.org/

Dự án Việt hóa Gnome: http://vinux.sourceforge.net/gnomevi/documentation.php

Nếu có thời gian rảnh rỗi và mong muốn góp một phần nào đó cho ngành CNTT nước nhà, hãy tham gia !


Comments

gamma95 said…
This comment has been removed by a blog administrator.
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
flood test
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
spam hehe gm95
gamma95 said…
This comment has been removed by the author.
Anonymous said…
testing hihi
Anonymous said…
abcabc
Anonymous said…
Thảo nào Thiếu tá ĐMT lên cơn tăng-xông với báo tuổi trẻ! Theo như tôi được biết, Đặng Tuấn tự tin vì sau anh ta có một nhân vật có thể so sánh với Đình Long hay Hải Lâm bên VISC. Sau này anh ta bỏ đi vì mâu thuẫn với Đặng Tuấn, Việt Key Linux chết từ đó.
Anonymous said…
Chuyện này bây giờ tôi mới biết he he. Tại trước giờ không để ý ông bạn già ĐMT của mình làm cái gì, vì chuyện gì cũng chỉ nghe qua lời ông ta kể. Gần đây đụng độ vài chuyện nhỏ với ông ta, mới biết thêm....
Anonymous said…
Ý định xây dựng 1 Linux distro có vị trí ở VN như Red Flag (Hồng Kỳ) ở Trung Quốc cũng không phải là một ý tồi. Tuy nhiên nhóm Vietkey quá tham vọng chiếm dự án và danh tiếng nên hành động quá là lame.
Không ngoài dự đoán, cộng đồng OSS quay lưng và nhóm VK cũng không đủ sức Việt hóa, lập tài liệu hướng dẫn... nên xem như VK Linux giờ phải "ngủ đông" dài hạn ^^ .

Ngoài VK Linux lúc đó còn có 1 dự án cạnh tranh "cái bánh chính phủ" là CMC Linux, mặc dù PR kém hơn VK một chút.

Hiện nay ngoài nhóm VietLug (vnlinux.org) còn có 2 distro Việt hóa khác cũng đáng ủng hộ là Há Cảo (hacao.com) và FC-One-VNOSS (vnoss.org) , nếu các bạn có điều kiện thì nên dùng thử và góp ý để họ có thể phát triển hơn nữa.
(À quên gần đây còn một đơn vị Việt hóa Ubuntu nhưng lại cũng tự nhận là HĐH VN , bó tay chấm com )